Các toa thuốc trị thận ứ nước của cả Đông y, Tây y đang được người bệnh đặc biệt quan tâm và sử dụng rộng rãi. Vậy các loại thuốc này là gì và chúng có công dụng ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.

Thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước được phân ra làm 3 cấp độ.

Tình trạng thận ứ nước xảy ra do tổn thương bên ngoài hoặc bên trong đường tiết niệu, do tình trạng tắc nghẽn sau thận, tắc nghẽn đường tiểu trên hoặc đường tiểu dưới. Kết quả là quá trình nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị cản trở hoặc trào ngược từ bàng quang lên thận.

Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc đồng thời cả hai bên thận, làm ảnh hưởng tới chức năng lọc của thận. Nếu tình trạng ứ nước kéo dài mà không được điều trị sớm, người bệnh có nguy cơ cao tổn thương thận không hồi phục.

Toa thuốc Tây trị thận ứ nước

Các loại thuốc Tây thường có mặt trong đơn thuốc của người bệnh thận ứ nước là:

  • Thuốc kháng sinh: Kháng sinh sẽ được kê trong trường hợp người bệnh có biểu hiện của nhiễm khuẩn.
  • Thuốc hạ huyết áp: Do chức năng lọc máu của thận suy giảm nên các loại thuốc này có tác dụng kiểm soát huyết áp người bệnh ở mức <130/80 mmHg.
  • Thuốc điều trị tình trạng rối loạn điện giải: Các thuốc này nhằm kiểm soát nồng độ natri và kali trong máu.
Không được tự ý sử dụng thuốc Tây để điều trị thận ứ nước .

Ngoài việc sử dụng thuốc, tùy từng tình trạng và mức độ nghiêm trọng của bệnh mà bác sĩ áp dụng các can thiệp ngoại khoa khác nhau như mổ lấy sỏi, tán sỏi bằng tia laser, đặt thông ống bàng quang, đặt stent, cắt thận hoặc chạy thận nhân tạo…

Người bệnh cần lưu ý, không được tự ý mua và sử dụng các loại thuốc Tây y mà không có chỉ định của bác sĩ.

Một vài toa thuốc Đông y trị thận ứ nước

Bài thuốc số 1: Kết hợp 6 vị thảo dược dễ kiếm

Bài thuốc là sự kết hợp từ 6 loại thảo dược tươi, bao gồm: cỏ xước, cẩu tích, dây đau cương, tục đoạn, tơ hồng xanh, xích đồng. Công dụng của 6 loại thảo dược này là giúp lưu thông dòng dẫn nước tiểu và đưa chúng ra ngoài.

Cho nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi sắc cùng một lượng nước vừa đủ đun đến khi thuốc cô lại thành cao đặc thì dừng lại. Đợi thuốc nguội rồi cho bảo quản trong lọ thủy tinh và dùng dần. Mỗi ngày pha một thìa cao với nước ấm và uống trước khi ăn 30 phút.

Cần chú ý chọn nguyên liệu tươi và đúng vị thuốc, tránh nhầm lẫn với loại thảo dược khác. Nên dùng thử thuốc với một lượng nhỏ để tránh tác dụng không mong muốn với cơ thể.

Bài thuốc số 2: Dùng rễ cỏ tranh, đu đủ và dứa

Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau đây:

  • 20g dứa quả
  • 10g cuống lá đu đủ
  • 10-15g rễ cỏ tranh

Làm sạch nguyên liệu rồi cho một lượng nước vừa đủ. Sắc thuốc đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 thì chắt lấy nước, uống dần.

Cần lưu ý bài thuốc này được dùng cho những người suy thận độ 3 và nên điều trị theo các đợt, mỗi đợt kéo dài khoảng 2 tuần, nghỉ 1 tuần rồi dùng tiếp.

Bài thuốc số 3: Dùng hoa hồng chữa thận ứ nước

Hoa hồng là một loại thuốc từ nhà vườn, dễ kiếm nhưng lại có tác dụng tốt không ngờ trong điều trị tình trạng thận ứ nước.

Trong bài thuốc này, ngoài hoa hồng bạn cần chuẩn bị thêm chỉ xác, ngưu tất, đương quy, ích trí nhân, tỳ giải, xài hồ, xuyên khung, xa tiên tử.

Cho tất cả thuốc vào nồi sắc lấy nước uống trong ngày, đều đặn hai lần sáng, tối.

Bài thuốc số 4: Chữa thận ứ nước bằng râu ngô

Nước râu ngô có công dụng giải độc, lợi tiểu rất tốt.

Lấy râu ngô tươi, màu nhung, bóng mượt mang nấu lấy nước uống hằng ngày. Sau 10 ngày kiên trì sử dụng, người bệnh sẽ cảm nhận được sự khác biệt, các tình trạng tiểu rắt không còn nữa hoặc giảm đáng kể.

Bài thuốc số 5: Tinh bột nghệ trị thận ứ nước

Tinh bột nghệ có chứa rất nhiều chất oxy hóa có lợi cho thận.

Tinh bột nghệ có tác dụng chống oxy hóa, ngăn ngừa quá trình hình thành sỏi đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi bàng quang và chống viêm hiệu quả. Vì vậy, người mắc bệnh thận ứ nước nên sử dụng tinh bột nghệ hằng ngày giúp hỗ trợ điều trị bệnh.

Bài thuốc số 6: Kim tiền thảo chữa thận ứ nước

Chuẩn bị 100-200g kim tiền thảo khô đun lấy nước uống và sử dụng trong ngày. Bài thuốc này rất tốt đối với người mắc bệnh thận ứ nước, vừa đơn giản lại dễ thực hiện.

Kim tiền thảo còn có tác dụng khác như thông lâm, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, bổ thận tráng dương. Loại thảo dược này được dùng trong điều trị các bệnh như cao huyết áp và các bệnh lý tại thận khác.

Bài thuốc số 7: Bông mã đề và cam thảo

Chuẩn bị 10g bông mã đề với 200g cam thảo mang sắc cùng 200ml nước. Chia đều thuốc uống 3 lần/ngày. Thuốc có tác dụng bào mòn sỏi bàng quang và đường tiết niệu trong các trường hợp thận ứ nước do sỏi.

Một vài điều người bệnh thận ứ nước cần lưu ý

Ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phòng bệnh bằng các cách sau:

  • Quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng
  • Vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng kín sạch sẽ
  • Uống nhiều nước hằng ngày
  • Tăng cường vận động, tránh duy trì một tư thế quá lâu
  • Từ bỏ thói quen ăn mặn
  • Không nhịn tiểu quá lâu
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc sớm

Trên đây là các toa thuốc trị thận ứ nước hiệu quả. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp những thông tin bổ ích cho bạn đọc về vấn đề này. Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!