Khi bé bị viêm phế quản thở khò khè cần phải xử lý như thế nào là câu hỏi khiến nhiều phụ huynh đặc biệt quan tâm nếu không may con mình mắc phải. Hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây để tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết nhằm ứng phó với bệnh lý thường gặp này ở trẻ.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè cha mẹ cần đặc biệt chú ý

Dấu hiệu bé bị viêm phế quản

Khi bé bị viêm phế quản, ngoài sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau mỏi mệt…, người nhà cũng cần biết và nắm rõ một số triệu chứng khác phổ biến dưới đây để từ đó có cách điều trị và chăm sóc bé cho phù hợp.

Bé bị viêm phế quản thở khò khè

Tiếng khò khè phát ra khi bé thở là một triệu chứng của bệnh viêm phế quản đã bắt đầu ở mức nặng. Lúc này phần niêm mạc của phế quản đang bị sưng viêm, đồng thời xuất hiện nhiều các dịch ứ đọng khiến bé gặp khó khăn trong việc thở bình thường. Hiện tượng này sẽ dễ nhận biết hơn ở trẻ lớn so với các bé sơ sinh.

Bé bị viêm phế quản ho nhiều

Lý do xảy ra tình trạng này là bởi các loại đờm nhớt, dịch đặc có trong đường hô hấp khiến bé luôn cảm thấy như có vật gì bị tắc ở cổ họng. Chính vì vậy, trẻ phải ho với mục đích tống khứ những chất bẩn đó ra ngoài, đồng thời giảm khó chịu.

Tuy nhiên, ho nhiều, ho dai dẳng đặc biệt là về đêm sẽ khiến cổ họng bé bị đau rát, dẫn tới khó ăn, hay nôn ói.

Bé bị viêm phế quản tái đi tái lại

Nếu không được chữa trị dứt điểm ở lần đầu sẽ dẫn tới nguy cơ rất cao việc bé bị viêm phế quản tái đi tái lại. Điều này gây ảnh hưởng xấu không chỉ với sức khỏe mà còn có liên quan đến sự phát triển của trẻ về lâu dài.

Ngoài việc đưa bé tới bác sĩ nhằm biết được nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này, bố mẹ cũng phải lưu ý chăm sóc và phòng ngừa bệnh một cách đúng đắn.

Bé bị viêm phế quản không chịu ăn

Hiện tượng bỏ ăn cũng khá dễ hiểu bởi lúc này bé đang cảm thấy khó chịu, thường xuyên quấy khóc và mỏi mệt. Đặc biệt, việc xuất hiện những loại đờm nhớt ở đường hô hấp trên gây ra tình trạng trẻ khó nuốt, hoặc ăn nhưng nhanh chóng ói ngược ra. Vì vậy, người nhà tuyệt đối không ép ăn mà nên tìm cách nhằm làm giảm bớt sự khó chịu cho bé.

Bé bị viêm phế quản không chịu ăn

Bé bị viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Các bác sĩ cho biết, nếu trước đó bé gặp một số vấn đề ở mũi họng mà không được xử lý đúng cách thì viêm phế quản dạng cấp tính sẽ xảy ra sau đó khoảng từ 2 – 3 ngày. Lúc này bố mẹ nên đưa bé tới bệnh viện khám ngay để biết được tình trạng bệnh đang diễn biến như thế nào.

Thông thường, bé bị viêm phế quản sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc đồng thời nghỉ ngơi, chăm sóc tại nhà. Thời gian từ lúc điều trị đến khi bé khỏi bệnh trong khoảng từ 8 – 10 ngày. Nếu sau đó bố mẹ có thể vẫn thấy bé ho nhẹ nhưng với tần suất khá ít thì cũng đừng nên lo lắng, bởi triệu chứng này sẽ biến mất khi bé khỏi bệnh hoàn toàn.

Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý nếu đã quá 10 ngày mà tình trạng bệnh của trẻ không có dấu hiệu được cải thiện thì rất có thể đã bị biến chứng thành một bệnh lý khác, cần nhanh chóng gặp bác sĩ để chữa trị kịp thời.

Cách chữa viêm phế quản cho bé

Việc đưa bé bị viêm phế quản đi khám bác sĩ là phương pháp tốt nhất để có cách chữa phù hợp và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Tuy nhiên, phụ huynh cũng có thể tham khảo thêm một số mẹo chữa bệnh đơn giản, không gây ảnh hưởng sau đây để đồng thời áp dụng.

Cho bé xông hơi

Cách này giúp trẻ có thể thở dễ hơn sau khi thực hiện và có hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Đơn giản nhất là chuẩn bị một chậu nước nóng, sau đó lấy khăn sạch và ấm trùm nhẹ đầu bé rồi bắt đầu hít hơi nước bốc lên. Cần đặc biệt lưu ý một số điều khi sử dụng phương pháp này:

  • Bế và giữ bé cẩn thận tránh bỏng nước.
  • Thực hiện trong thời gian vừa phải, không được quá lâu.

Để an toàn hơn, bố mẹ nên sử dụng các loại máy hiện đại để tạo ẩm, tạo phun sương…

Sử dụng lá trầu không

Chuẩn bị: 5 – 7 lá trầu không, mật ong (dùng cho bé trên 12 tháng tuổi) hoặc đường phèn (dùng cho bé dưới 1 tuổi).

Cách thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, giã nát, đem nấu rồi lấy nước lọc bỏ bã. Thêm mật ong hoặc đường phèn vào sau đó khuấy đều hỗn hợp. Cho bé uống 2 lần/ngày sau ăn, mỗi lần từ 2 – 3 thìa nhỏ. Loại lá này có công dụng kháng khuẩn rất tốt nên bệnh tình của bé sẽ sớm được cải thiện.

Sử dụng lá trầu không để trị bệnh cho bé

Dùng nước muối súc miệng

Ngoài việc làm dịu bớt cơn đau rát họng, việc cho trẻ dùng nước muối súc miệng sẽ hỗ trợ loại bỏ các chất dịch nhầy từ đó các triệu chứng viêm phế quản cũng được thuyên giảm. Tuy nhiên cách này chỉ phù hợp với các trẻ lớn, và bố mẹ nên lưu ý hãy sử dụng nước ấm để pha.

Bé bị viêm phế quản nên ăn gì?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn uống của trẻ bị viêm phế quản rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới bệnh tình. Lúc này bé đang mệt mỏi, sức khỏe yếu, khó ăn nên bố mẹ hãy chú ý tới những món có thể tiêu hóa dễ dàng như: Cháo, đậu phụ, sữa ít béo, phô mai…

Để nâng cao sức khỏe cho bé, đừng quên các thực phẩm có nhiều protein và dưỡng chất bao gồm thịt, cá (đặc biệt là cá hồi), tôm, trứng gà… Ngoài ra, các loại rau quả (cà rốt, súp lơ xanh, cà chua, cam, dâu…) cũng không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng nhằm bổ sung vitamin, tăng cường miễn dịch của trẻ.

Chăm sóc bé bị viêm phế quản

Khi chăm sóc bé bị viêm phế quản, người nhà cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Thức ăn cần được nấu lỏng, loãng hơn bình thường để bé có thể dễ dàng nuốt. Ăn ít, vừa phải với mức độ mà trẻ có thể hấp thu để tránh trường hợp ăn vào lại nôn ra. Tốt nhất là nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì ăn 3 bữa.
  • Cho bé uống nước đầy đủ nhằm làm tan các dịch đờm nhớt để hạn chế những cơn ho dai dẳng.
  • Mặc ấm cho bé, tuyệt đối không được để bị nhiễm lạnh thêm. Tuy nhiên cũng không nên để trẻ bị khó thở vì quá nóng.
  • Hút, rửa nếu thấy trẻ bị chảy quá nhiều nước mũi. Chú ý thực hiện cẩn thận, nhẹ nhàng tránh gây ra những tổn thương cho bé.
  • Vệ sinh nơi ở sạch sẽ, không để bé tiếp xúc với môi trường khói bụi bẩn.

Qua bài viết trên đây có thể thấy, tình trạng bé bị viêm phế quản thở khò khè nếu được chữa trị kịp thời sẽ không gây ra nguy hiểm. Chính vì vậy, khi thấy trẻ có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con mình tới bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có cách giải quyết phù hợp.