Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng là triệu chứng tương đối phổ biến của các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Tình trạng này vừa gây khó chịu cho bé vừa khiến các mẹ lo lắng không yên. Để có các biện pháp điều trị thích hợp, các mẹ hãy tham khảo những thông tin trong bài viết sau đây.
Mục lục:
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
Dù trẻ em bú sữa mẹ hay bú bình đều có nguy cơ bị đầy bụng, khó tiêu từ lúc mới sinh cho đến tháng hết tháng 12. Trong thời gian này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và đang dần thích nghi với lượng thức ăn từ bên ngoài. Để phòng ngừa bệnh, các mẹ nên lưu ý một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng này sau đây:
Bị tác động bởi chế độ dinh dưỡng từ mẹ:
Hoạt động tiêu hóa của trẻ em rất yếu, nếu không may tiêu thụ những thực phẩm như yến mạch, đậu, mận, bắp cải, lê, súp lơ,… sẽ dẫn đến tình trạng bé bị chướng bụng, ăn không tiêu. Do độ tuổi còn nhỏ không thể tự ăn được nên bé chỉ có thể hấp thụ những chất này thông qua sữa mẹ. Vì thế, một khi nhận thấy trẻ có trạng thái đầy hơi, các mẹ nên xem xét lại bữa ăn của mình.
Ăn quá nhiều trong một bữa:
Đây là nguyên nhân do các mẹ cứ bắt ép con trẻ ăn nhiều trong mỗi bữa ăn, khiến thức ăn không kịp tiêu hóa, bị ứ đọng dẫn đến đầy bụng. Do vậy, các mẹ nên lưu ý chia nhỏ bữa ăn để cơ thể bé hấp thụ lượng dinh dưỡng từ từ.
Khó khăn trong việc chuyển các chất Protein
Dạ dày của bé còn yếu, các cơ quan lân cận cũng chưa hoàn thiện chức năng nên một số protein có trong sữa và thức ăn không thể phân giải được. Việc này dẫn đến triệu chứng chướng bụng, đầy hơi của bé.
Tiêu thụ nguồn thức ăn bẩn
Đối với trẻ nhỏ việc vệ sinh an toàn thực phẩm rất quan trọng. Do hệ miễn dịch của bé rất yếu, mỗi khi mẹ ăn phải thức ăn nhiễm bẩn, vi khuẩn sẽ xâm nhập và làm tổ trong đường ruột khiến bé thường xuyên buồn nôn, bụng khó chịu.
Không đủ enzyme để phân giải lượng đường Lactose
Lượng đường Lactose có trong sữa mẹ cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đầy hơi ở bé. Điều này xảy ra do các mẹ không chú ý khi đổi bên ngực cho bé bú, khiến bé uống lượng sữa đầu quá nhiều. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của bé lại không đủ men để chuyển hóa hết lượng đường này.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng
Các mẹ có thể tham khảo những dấu hiệu dưới đây để phát hiện bệnh trạng của trẻ sớm hơn:
- Bụng sưng, căng phồng: Khi bị đầy hơi, lượng khí trong bụng không thể thoát ra như bình thường, khiến nó bị ứ đọng trong đường ruột. Điều này không những khiến bụng bé sưng to hơn mà còn gây đau đớn cho bé. Nếu các mẹ thử vỗ lên bụng bé sẽ cảm giác căng như cái trống vậy.
- Trẻ bị thức giấc, không ngủ được: Đầy hơi, chướng bụng khiến trẻ khó chịu không yên, không thể ngủ được, thậm chí còn quấy khóc liên tục.
- Bé không xì hơi, táo bón: Do lượng khí bị ứ đọng nên hơi không thể thoát ra qua đường hậu môn được dẫn đến bé không xì hơi như bình thường, hay bị táo bón.
- Bé bị ợ chua nhiều lần: Ợ hơi là một dấu hiệu chứng tỏ dạ dày bé không được khỏe khiến hơi bị trào ngược lên thoát ra đường miệng. Tuy nhiên ợ hơi không hẳn đã xấu, nó giúp đào thải bớt các khí ra ngoài. Nếu bé ợ hơi đi kèm triệu chứng nôn trớ, thì các mẹ nên dẫn bé đi thăm khám bác sĩ vì lúc này bệnh tình đã trở nặng hơn.
Tìm hiểu thêm: Bị ợ hơi sau khi ăn là do nguyên nhân gì
Cách chữa đầy hơi chướng bụng ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là những cách thức chữa trị đầy hơi, chướng bụng ở trẻ sơ sinh:
- Chườm ấm bụng và massage bụng cho con trẻ: Để đẩy các khí hơi trong cơ thể, các mẹ có thể chườm khăn ấm lên bụng bé hoặc dùng tay nhẹ nhàng massage. Ngoài ra, có nhiều bà mẹ giúp con trẻ thoải mái hơn bằng cách massage chân bé đung đưa như đang đạp xe.
- Bổ sung đủ lượng nước: Bổ sung lượng nước mỗi ngày cho bé có thể giúp giảm các triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Chú ý tới bình bú của bé: Bình bú không giảm được lượng khí dư thừa chính là nguyên nhân gây ra đầy hơi, các mẹ nên lưu ý để đổi bình cho bé.
- Bổ sung men vi sinh cho bé: Men vi sinh là một loại thuốc chữa trị rất tốt với các bệnh liên quan đến tiêu hóa trẻ nhỏ. Men vi sinh giúp ổn định hoạt động đường ruột, giảm các triệu chứng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi. Tuy nhiên, để chắc chắn không xảy các biến chứng, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng.
- Thường xuyên cho bé ợ hơi: Ợ hơi vừa là triệu chứng vừa là phương pháp giúp con trẻ đào thải lượng khí dư ra ngoài. Các mẹ có thể dùng các tư thế bế bồng để hỗ trợ bé ợ hơi ra ngoài như: Cho bé nằm sấp trên đùi mẹ, đỡ bé đứng dậy, đầu tựa vào cánh tay,…
- Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu bú bình, các mẹ nên để bình sữa thấp hơn đầu bé. Còn nếu bú sữa mẹ, thì nên lưu ý để bé nằm đúng cách, dạ dày thấp hơn phần đầu để giảm thiểu lượng khí dư.
Trẻ sơ sinh bị đầy hơi chướng bụng luôn là mối quan tâm đáng lo ngại của các bà mẹ. Bài viết trên đã chỉ ra cách nhận biết, phòng ngừa cũng như phương pháp điều trị bệnh trạng này, nhằm giúp các mẹ biết cách xử lý trong tình huống đó. Chúc con bạn luôn có một dạ dày khỏe mạnh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn