Nếu có cảm giác nghẹn ở thực quản, bạn không cần phải quá lo lắng bởi đôi khi nó chỉ là một phản ứng tạm thời và sẽ tự hết mà không cần phải tiến hành điều trị. Thế nhưng, không thể loại trừ trường hợp đây là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng và cần phải nhanh chóng điều trị.

Cảm giác nghẹn ở thực quản nguyên nhân do đâu?

Cổ họng có cảm giác bị nghẹn là vấn đề bất cứ ai cũng có thể gặp phải nhưng không phải người nào biết được nguyên nhân là gì. Cảm giác này đôi khi sẽ biến mất nhưng cũng có những lúc nó kéo dài dai dẳng.

Có nhiều nguyên nhân gây cảm giác mắc nghẹn ở cổ họng

Thông thường, cảm giác nghẹn ở cổ họng thường là do thực quản của chúng ta vướng một dị vật nào đó. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài và xuất hiện liên tục thì rất có thể, ẩn giấu sau đó là một căn bệnh mà bạn cần lưu ý:

Tổn thương niêm mạc thực quản

Cụ thể đó là các tình trạng:

  • Thành thực quản bị tổn thương
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Loét thực quản

Nếu xảy ra vấn đề nghiêm trọng không thể loại trừ khả năng xuất hiện những biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.

Trào ngược dạ dày thực quản

Nghe có vẻ khó tin nhưng đây là một nguyên nhân phổ biến tạo cảm giác đầy nghẹn ở cổ nơi thực quản. Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, dạ dày sẽ thường xuyên tiết acid và đẩy lên thực quản.

Bên cạnh cảm giác bị nghẹn ở cổ, bệnh còn có thể xuất hiện các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, chướng bụng… Dù trào ngược không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị cũng sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng.

Co thắt thực quản

Khi mắc bệnh co thắt thực quản, hoạt động của cơ trơn sẽ diễn ra bất thường. Điều này sẽ gây cản trở hoạt động vận chuyển thức ăn tới cơ quan tiêu hóa. Người bị co thắt thực quản sẽ cảm thấy cổ hognj có cảm giác bị vướng và kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, khó thở, nuốt nghẹn ở thực quản, …

Polyp thực quản

Đây thực chất là một dạng u xuất hiện tại thực quản, thường gặp ở những bệnh nhân viêm thực quản và trào ngược dạ dày. Ngoài ra, tình trạng nhiễm virus HPV hay ăn uống không hợp lý cũng là căn nguyên khiến polyp hình thành.

Polyp thực quản thường tạo cảm giác nghẹn tại thực quản, kèm theo là các triệu chứng như khó nuốt, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, chán ăn… Polyp thực quản dù lành tính nhưng vẫn sẽ có thể phát triển thành ung thư. Tuy vậy, khả năng này thường rất nhỏ.

Viêm loét thực quản

Tình trạng viêm thực quản thường có biểu hiện niêm mạc bị viêm, sưng. Bệnh lý này chủ yếu là do hệ quả của tình trạng trào ngược dạ dày lâu ngày, thói quen uống rượu bia,…

Do viêm nên thực quản thường có cảm giác bị nghẹn do niêm mạc đang bị tổn thương. Bên cạnh đó là những biểu hiện buồn nôn, biếng ăn, mệt mỏi, cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng… Bệnh viêm loét thực quản thường không gây nguy hiểm nhưng vẫn cần điều trị kịp thời để hạn chế bệnh tiến triển.

Ngoài những bệnh lý kể trên, cảm giác nghẹn ở thực quản không loại trừ khả năng liên quan đến những vấn đề khác như:

  • Phản ứng sau hậu phẫu
  • Nhồi máu cơ tim
  • Dị ứng thức ăn
  • Mệt mỏi, stress nặng
  • Tác dụng phụ của thuốc

Như vậy,  cảm giác nghẹn ở thực quản có căn nguyên từ nhiều vấn đề. Vì vậy, bạn cần chú ý theo dõi những triệu chứng khác để xác định nguyên nhân chính.

Xuất hiện dị vật ở thực quản

Tình trạng này nếu không được can thiệp kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe. Cảm giác có gì đó vướng ở cổ họng được cảm nhận rất rõ rệt cùng với hàng loạt dấu hiệu như đau khi nuốt, khó nuốt, tức ngực…

Dị vật tồn tại lâu ở thực quản có thể gây:

  • Tổn thương niêm mạc thực quả
  • Tổn thương thành thực quản
  • Loét thực quản
  • Xuất huyết

Hội chứng loạn cảm họng

Người bệnh sẽ hay có cảm giác khó thở, nuốt nước bọt thấy vướng nghẹn như có dị vật chắn ngang, khạc nhổ liên tục. Triệu chứng của bệnh thường xuất hiện khi nuốt nước bọt còn khi ăn uống vẫn thấy bình thường. Các biểu hiện kèm theo là ngứa họng, đau mỏi cổ, đầy bụng, ợ hơi, tức ngực

Ung thư thực quản

Nuốt nghẹn không phải lúc nào cũng là ung thư nhưng người bị ung thư thực quản thường có biểu hiện nuốt nghẹn, khó nuốt. Thời gian đầu bệnh nhân thường khó nuốt nhưng không đau. Khi bệnh tiến triển thì tình trạng đau sẽ xuất hiện khi nuốt.

Các dấu hiệu cảnh báo khác:

  • Hôi miệng
  • Hay sặc khi ăn
  • Cảm giác mắc nghẹn khi ăn, đau tức ngực
  • Sụt cân, thiếu máu nhẹ
  • Đau rát họng, ho kéo dài, đau lưng
  • Hay buồn nôn, khạc đờm, khàn giọng

Làm gì khi có cảm giác mắc nghẹn ở thực quản?

Bạn đừng nên xem thường cảm giác nghẹn ở thực quản. Thay vì đó, bạn cần xử lý kịp thời để phòng tránh phát sinh những vấn đề nghiêm trọng:

Đến bác sĩ thăm khám

Sẽ không cần phải lo ngại nếu cổ họng có cảm giác bị vướng chấm dứt sau vài giờ và không phát sinh dấu hiệu nào khác. Thế nhưng, khi nó kéo dài và xuất hiện những triệu chứng sau thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay:

  • Nuốt đau, nuốt khó
  • Tim đập nhanh
  • Cảm giác nghẹn cổ họng khó thở, đau tức ngực
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn

Sau khi tìm hiểu về các dấu hiệu, bác sĩ sẽ thăm khám và làm các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh một cách chính xác. Từ đó quyết định phác đồ điều trị hữu hiệu nhất.

Thực hiện nghiêm túc phác đồ điều trị

Bất kể bạn gặp cảm giác nghẹn ở thực quản vì lý do gì thì cũng không thể loại trừ những vấn đề nghiêm trọng khi can thiệp quá trễ. Để mau chóng khắc phục và phòng tránh biến chứng nguy hiểm, người bệnh nên tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị về việc dùng thuốc đau dạ dày và các phương án can thiệp ngoại khoa.

Nếu khẳng định nguyên nhân gây bệnh là do dị vật mắc lại ở thực quản, bạn sẽ được các bác sĩ yêu cầu phẫu thuật để lấy dị vật ra ngoài.

Đối với việc sử dụng thuốc, bạn cần uống đúng liều lượng và loại thuốc như chỉ định của bác sĩ để kết quả điều trị tốt nhất có thể. Trong trường hợp xảy ra bất kỳ vấn đề nào, bạn cần chủ động trao đổi với bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời.

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng cảm giác nghẹn ở thực quản và cách xử lý. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này, hãy đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ nhanh chóng.

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường: Giải pháp cho người bệnh dạ dày

Người bị bệnh dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản khiến thực quản, cổ họng có cảm giác nghẹn, khó thở có thể tham khảo bài thuốc Cao Bình Vị được nghiên cứu và xây dựng bởi Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường.

Thành phần Cao Bình Vị Tâm Minh Đường

Cao Bình Vị Tâm Minh Đường là kết tinh của “Lục dược bình vị” – 6 vị thuốc tốt nhất cho dạ dày. Toàn bộ thảo dược được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế) nên đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ, độ sạch và chất lượng dược chất.

Đối với riêng chứng trào ngược dạ dày thực quản gây nghẹn ở cổ họng, khó thở, Cao Bình Vị điều trị theo cơ chế: Giáng khí, hoạt huyết, tiêu viêm và kiện tỳ vị. Cụ thể như sau:

  • Giáng khí: Đảm nhận chức năng này là hai vị thuốc chính là Cây Chỉ Thiên và Nhân Trần. Đây là hai vị thuốc chứa các thành phần kháng sinh tự nhiên giúp thanh nhiệt, giải độc, thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở dạ dày nhằm hạn chế hiện tượng trào ngược dịch vị.
  • Hoạt huyết, tiêu viêm: Đảm nhận chức năng này là hai vị thuốc Kim Ngân Hoa và Bạch Mao Căn. Trong Đông y, đây là hai vị thuốc rất nổi tiếng giúp kháng viêm, làm lành vết loét niêm mạc dạ dày – thực quản.
  • Kiện tỳ vị: Đảm nhận chức năng này là hai vị thuốc Hoàng Bá và Cối Xay. Kiện tỳ vị tức là tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm tình trạng tồn đọng thức ăn trong hệ tiêu hóa gây chướng bụng, đầy hơi.

Bạn cần bác sĩ trực tiếp tư vấn cho trường hợp của mình?

Bấm vào đây để liên hệ ngay!

Đặc biệt, thuốc đã được bào chế ở dạng cao đặc vừa tiện sử dụng, vừa bảo toàn được những tinh túy nhất của dược liệu. Chia sẻ về những ưu điểm của thuốc dạng cao, bác sĩ CKI Hoàng Thị Lan Hương đã từng đề cập trong một chương trình tư vấn về sức khỏe. Độc giả quan tâm có thể theo dõi lại trong video sau:

 

Dựa trên kết quả nghiên cứu trên 1000 trường hợp chữa chứng trào ngược dạ dày thực quản bằng Cao Bình Vị cho thấy lộ trình tiến triển rõ ràng như sau:

Lộ trình chữa trào ngược dạ dày thực quản

Năm 2018, với những thành tựu trong điều trị cùng những đóng góp cho cộng đồng, Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường đã được trao tặng bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng”.

Theo yêu cầu của độc giả ở số trước, chúng tôi cung cấp địa chỉ để tiện liên hệ:

Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường

Địa chỉ: Số 138 Khương Đình – Thanh Xuân – HN

Giấy phép hoạt động: 595/SYT-GPHĐ

Hotline: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược

Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. HCM

Giấy phép hoạt động: 03876/SYT-GPHĐ

Điện thoại: 0903.876.437