“Thận ứ nước độ 1 khi mang thai” là điều không muốn gặp ở bất kỳ bà bầu nào. Trong thời kỳ mang thai, nếu các bà mẹ không có hiểu biết về căn bệnh này để kịp thời điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi về sau.
Mục lục:
Thận ứ nước độ 1 khi mang thai có nguy hiểm không?
Cấp độ 1 được coi là mức độ nhẹ nhất của bệnh thận ứ nước. Người bệnh sẽ có những cơn đau bụng kéo dài lan ra sau lưng. Tình trạng này không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc, tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai, nó lại khá nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm.
Thận ứ nước độ 1 ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp các bà mẹ đang mang thai bị mắc bệnh thận ứ nước nhưng em bé vẫn có thể phát triển bình thường.
Nguyên nhân thận ứ nước cấp độ 1 khi mang thai ở phụ nữ
Thông thường, những bà mẹ mang thai từ 20 tuần trở đi sẽ có tỉ lệ mắc thận ứ nước cao hơn một chút. Trong giai đoạn này, thai nhi phát triển mạnh gây chèn ép lên một số cơ quan nội gần bào thai trong cơ thể. Khi chèn ép lên bàng quang và đường tiết niệu, nước tiểu ở thận có thể bị ứ lại gây nên thận ứ nước khi mang thai.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác:
- Sỏi thận: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thận ứ nước. Các chất thải trong thận có thể tạo thành những hạt sỏi nhỏ gây ứ đọng ở thận hoặc đường tiết niệu.
- Ung thư: Ung thư bàng quang, tử cung hay ở một số cơ quan khác cũng là nguyên nhân gây chèn ép, tắc nghẽn làm nước tiểu không được lưu thông như bình thường.
- Hẹp niệu quản, niệu đạo: Nguyên nhân gây hẹp niệu quản là do viêm nhiễm. Hẹp niệu đạo xuất hiện có thể do sỏi, do vết mổ lấy sỏi thận trước đó.
- Một số nguyên nhân như: Cục máu đông ở thận hoặc tiết niệu, do chấn thương, bí tiểu… cũng có thể gây ra thận ứ nước ở các mẹ bầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây thận ứ nước độ khi mang thai ở phụ nữ. Tùy vào từng trường hợp các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng đặc trưng của thận ứ nước độ 1 khi mang bầu
Các bà mẹ khi mắc bệnh thận ứ nước độ 1 khi mang thai thường xuất hiện những biểu hiện sau đây:
- Đau mạn sườn hai bên, đau khi di chuyển khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Cơn đau thường lan từ bụng xuống háng. Những cơn đau này có thể xuất hiện bất thường.
- Khi đi tiểu có cảm giác bị gắt, gắng sức khi tiểu, khó tiểu, nước tiểu có màu đục.
- Người bệnh sẽ có cảm giác choáng váng, buồn nôn hoặc có thể đi tiểu ra máu.
- Trong một số trường hợp bệnh nhân bị giãn bể thận mạn tính sẽ xuất hiện các biểu hiện như mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, co thắt các cơ…
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, tiểu nhiều về đêm, tăng huyết áp có thể dẫn tới bệnh suy tim khá nguy hiểm.
Bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Mất nước
- Huyết áp cao
- Nhiễm trùng tiết niệu
- Suy thận.
- Giảm lọc máu ở thận
- Biến chứng viêm cầu thận…
Một số cách khắc phục cho các mẹ bầu bị thận ứ nước độ 1
Để có thể điều trị thận ứ nước độ 1 khi mang thai hiệu quả, cần phải biết được rõ nguyên nhân gây thận ứ nước. Các bà mẹ nên đến gặp bác sĩ để có thể biết được nguyên nhân gây bệnh.
Khắc phục do nguyên nhân bệnh lý
- Sỏi thận: Cách đơn giản nhất là hãy uống nước hàng ngày, hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C để kìm hãm sự phát triển của sỏi thận. Nếu thực hiện việc này không có hiệu quả thì phải áp dụng phương pháp mổ lấy sỏi.
- Tránh lây nhiễm khuẩn tiết niệu: Sinh hoạt tình dục an toàn, vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục, vệ sinh vùng kín đúng cách…
Khắc phục do nguyên nhân sinh lý
Vì đây mới là thận ứ nước độ 1 nên không gây nguy hiểm cho các bà mẹ. Tuy nhiên, chị em cũng nên đi siêu âm 3 tháng/lần để đánh giá chức năng hoạt động của thận cũng như sự phát triển của thai nhi. Không nên quá căng thẳng mà hãy giữ cho mình tâm lý thoải mái và bồi bổ cơ thể.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp
- Bổ sung thêm chất xơ có trong rau củ quả, giúp việc tiêu hóa và đào thải các chất được tốt hơn.
- Bổ sung thêm canxi như tôm, sữa, các loại hạt giúp thai nhi phát triển đồng thời giúp đào thải chất độc và kim loại ra khỏi cơ thể.
- Bên cạnh đó phụ nữ có thai cũng nên tránh các loại thực phẩm như: Thực phẩm có nhiều muối, vitamin C, đạm từ động vật…
Trên đây là những thông tin dành cho các bà mẹ đang quan tâm về tình trạng thận ứ nước độ 1 khi mang thai. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm, thế nhưng bệnh sẽ tiến triển nặng nếu như mẹ và bé không được chăm sóc và điều trị kịp thời. Khi các bà mẹ mang thai thấy dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe hợp lý.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn