Ho khan về đêm là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy ám ảnh, không chỉ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ bản thân, mà nó còn gây rối loạn giấc ngủ của những người bên cạnh. Vậy ho khan về đêm là bệnh gì và nguyên nhân do đâu, cách chữa trị ra sao?
Mục lục:
Tìm hiểu hiện tượng ho khan về đêm
Ho thực chất không phải là một căn bệnh cụ thể mà nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể để bảo vệ cơ quan hô hấp khi gặp các kích thích hoặc viêm, giúp bạn có thể hô hấp dễ dàng hơn.
Thông thường, tại những đường dẫn khí sẽ tự động tiết ra chất nhầy nhằm giúp giữ ẩm luồng khí khi hít thở. Tuy nhiên, khi gặp tác động gì đó, lượng chất nhầy sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Vào ban ngày, chúng ta thường có thói quen nuốt chất nhầy vào trong như một phản xạ tự nhiên, nhưng khi ngủ phản xạ này lại không hoạt động, gây cản trở quá trình thở bằng mũi và phải chuyển qua thở bằng miệng. Hậu quả là cổ họng bị khô rát, nhạy cảm quá mức và cơn ho ngày càng tồi tệ hơn mỗi khi về đêm.
Nguyên nhân ho khan về đêm ở trẻ nhỏ
Hiện tượng ho khan về đêm ở trẻ em thường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Phổ biến là:
Không khí bị ô nhiễm
Bụi và các loại vi khuẩn gây bệnh trong không khí sẽ đi vào và tích tụ trong cổ họng, khiến nơi đây bị khô và dần gây ra ho khan ở trẻ nhỏ.
Nhiễm virus
Nếu bé bị ho khan kết hợp với cảm cúm, hầu hết là do bị nhiễm virus. Thông thường, biểu hiện ho khan sẽ duy trì từ lúc mới xuất hiện tới khi tất cả những triệu chứng khác biến mất hoàn toàn.
Mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp
Việc mắc các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn… đều có thể gây nên triệu chứng ho khan.
Ảnh hưởng thời tiết
Vào những ngày giao mùa, trẻ có sức đề kháng yếu sẽ rất dễ bị ho khan về đêm. Điều này thường xuyên xảy ra do cơ thể trẻ quá nhạy cảm với những sự thay đổi bên ngoài môi trường.
Chảy dịch mũi sau
Khi khoang mũi tiết ra quá nhiều chất nhầy mà không được đẩy ra hết sẽ trôi dần xuống cổ họng. Người ta thường gọi đây là chảy dịch mũi sau. Nếu không khắc phục kịp thời, tình trạng này sẽ gây kích thích dẫn đến ho khan.
Cách chữa ho khan về đêm ngay tại nhà
Ho khan về đêm hiện đã có nhiều cách khắc phục hiệu quả và được áp dụng phổ biến, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
Dùng dầu nóng làm dịu cơn ho
Từ lâu, bôi dầu nóng vào lòng bàn chân để trị ho khan về đêm là một mẹo rất phổ biến và hiệu quả. Cách làm vô cùng đơn giản, trước khi đi ngủ bạn lấy một ít dầu xoa vào gan bàn chân và làm động tác xoa bóp huyệt tại lòng bàn chân.
Ngậm ô mai
Khi ngậm ô mai, tuyến nước bột sẽ bị kích thích tiết ra nhiều hơn, hạn chế được hiện tượng cổ họng khô cũng như làm dịu niêm mạc. Vì vậy, để khắc phục chứng ho khan, bạn có thể ngậm ô mai mỗi ngày sẽ rất hiệu quả và giúp ngủ ngon hơn.
Súc nước muối
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch vòm họng và giảm đau rát. Việc tập cho mình thói quen súc miệng bằng nước muối trước khi đi ngủ không chỉ giúp vệ sinh vùng họng mà các đợt ho khan về đêm cũng sẽ giảm đáng kể.
Trị ho khan bằng giá đỗ
Giá đỗ có vị ngọt mát, là nguyên liệu quen thuộc dùng để chế biến thức ăn. Theo các nghiên cứu, thành phần của giá đỗ có thể chữa ho khan, thanh nhiệt, kháng viêm hữu hiệu. Bạn có thể làm nước giá đỗ để uống mỗi ngày sẽ giúp trị chứng ho khan về đêm rất tốt.
Trị ho khan về đêm với gừng
Gừng là một loại thảo dược được ví như kháng sinh tự nhiên, những tinh chất của nó có thể kháng viêm và diệt khuẩn, giúp điều trị tình trạng ho khan về đêm.
Nguyên liệu cần có:
- Gừng
- Hạt hạnh đào
Phương pháp thực hiện:
- Gừng bạn đem đi rửa sạch, cạo vỏ và thái lát mỏng.
- Cho 2 nguyên liệu hạt hạnh đào và gừng vào trộn đều với nhau rồi bỏ vào miệng nhai nuốt từ từ.
- Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối sẽ nhanh chóng thu được hiệu quả.
Dùng vỏ bưởi để chữa ho khan về đêm
Vỏ bưởi chứa nhiều thành phần hữu ích như xitalam, các vitamin,… có tác dụng khắc phục tình trạng ho khan về đêm. Bạn có thể trị ho khan bằng vỏ bưởi qua cách sau đây:
Nguyên liệu:
- Chuẩn bị 10g vỏ bưởi
- Đường phèn
Phương pháp thực hiện
- Rửa sạch vỏ bưởi rồi để ráo nước
- Hấp vỏ bưởi cùng với đường phèn trong 20 phút, lấy nước uống mỗi ngày
Dùng lá bạc hà
Trong Đông y, lá bạc hà là một dược liệu có tác dụng tán phong nhiệt, thường dùng để chữa ho khan về đêm. Phương pháp dùng lá bạc hà chữa ho khan về đêm được thực hiện như sau:
Nguyên liệu:
- Lá bạc hà: Chuẩn bị 15 cái
- Đường phèn
Phương pháp thực hiện:
- Rửa sạch lá bạc hà và ngâm trong nước muối.
- Xay nhuyễn lá bạc hà rồi vắt lấy nước cốt.
- Bỏ đường phèn và nước bạc hà vào trong một cái chén, mang đi chưng cách thủy trong vòng 15 phút rồi uống sẽ giảm ho khan hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ sơ lược về chứng ho khan về đêm và cách chữa trị hiệu quả để bạn tham khảo. Thế nhưng, nếu vấn đề này kéo dài quá lâu và kèm theo những biểu hiện bất thường thì bạn cần đi khám ngay.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn