Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không đang là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Bệnh này do nhiều nguyên nhân gây ra nên có được chỉ định mổ hay không phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ của bệnh. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên.
Mục lục:
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu ứ đọng lại trên thận, gây ra giãn đài bể thận làm cho thận to hơn so với kích thước bình thường của thận. Đây là hậu quả của sự tắc nghẽn sau thận do nguyên nhân bên trong hay bên ngoài đường tiết niệu. Điều này làm cho nước tiểu từ trên thận không xuống được bàng quang và đào thải ra ngoài gây ra bệnh.
Triệu chứng của thận ứ nước
- Đau dữ dội thắt lưng hay hai bên hông
- Nôn và buồn nôn kèm theo toát mồ hôi
- Có thể tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra máu
- Sốt trong trường hợp viêm nhiễm đường tiết niệu.
Nguyên nhân gây ra thận ứ nước
Nguyên nhân bên trong đường tiết niệu
- Niệu quản bị hẹp bẩm sinh
- Chít hẹp niệu quản do viêm nhiễm đường tiết niệu
- Sỏi thận
- Chức năng của bàng quang bị rối loạn
- Cổ bàng quang co lại bất thường
- U niệu quản
Nguyên nhân bên ngoài đường tiết niệu
- Tiền liệt tuyến phì đại
- Ung thư bàng quang, đại tràng, tử cung, buồng trứng
- Các khối u vùng chậu hông gây chèn ép niệu quản.
Phân cấp độ thận ứ nước
Phân độ thận ứ nước dựa vào hình ảnh trên siêu âm, qua đó đánh giá mức độ tổn thương à độ giãn của đài bể thận.
Thận ứ nước độ 1: Ứ nước nhẹ
- Bể thận căng nước tiểu, đường kính trước – sau của đài bể thận < 3cm
- Đài bể thận giãn nhẹ
- Đáy các đài bể thận ẫn cong lõm hướng ra ngoài.
Thận ứ nước độ 2: Ứ nước nhiều
- Bể thận giãn rõ, chèn ép làm nhu mô thận bị hẹp lại
- Đường kính trước – sau của đài bể thận > 3cm
- Các đài nhỏ giãn nhiều, đáy cong lồi ra ngoài.
Thận ứ nước độ 3: Ứ nước nặng
- Đài bể thận giãn thành một nang lớn, nhu mô thận rất mỏng
- Thận rất to.
Thận ứ nước độ 2 có phải mổ không?
Thận ứ nước độ 2 là tình trạng ứ nước nhiều, nếu không điều trị sẽ dẫn đến suy thận. Ở mức độ này điều trị tốt thì có thể điều trị dứt điểm và khôi phục được chức năng của thận. Tuỳ thuộc vào từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa hay là mổ.
- Thận ứ nước do hẹp niệu quản bẩm sinh được chỉ định phẫu thuật để định hình lại đường niệu
- Viêm nhiễm đường tiết niệu gây ứ nước ở thận thì dùng kháng sinh điều trị nguyên nhân và không phải mổ
- Nguyên nhân do sỏi thận: Nếu sỏi nhỏ thì có thể dùng thuốc bào mòn sỏi hoặc tán sỏi bằng phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hoặc tán sỏi ngược dòng. Đối với sỏi to, cứng thì có chỉ định mổ nội soi hay lấy sỏi qua da.
- Các nguyên nhân do rối loạn chức năng bàng quang thì điều trị nội khoa. Khi tình trạng ứ nước nhiều thì phải dẫn lưu nước tiểu ra ngoài
- Đối với nguyên nhân do khối u chèn ép niệu quản thì bác sĩ sẽ cân nhắc mổ cắt bỏ khối u hay dùng hoá chất và xạ trị để làm nhỏ khối u.
Làm gì khi bị thận ứ nước?
Những điều cần làm khi bị thận ứ nước
- Cần bình tĩnh, không lo lắng bi quan vì thận ứ nước ở mức độ nhẹ và vừa chưa ảnh hưởng đến chức năng thận nhiều thì có thể điều trị dứt điểm và khôi phục được chức năng của thận
- Đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị
- Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ
- Có chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý.
Các biện pháp phòng tránh
- Uống đầy đủ nước hàng ngày
- Chế độ ăn có lượng muối vừa phải, không ăn quá mặn
- Phòng viêm nhiễm đường tiết niệu bằng cách vệ sinh sạch sẽ vùng kín, sống chung thuỷ một vợ một chồng, không quan hệ bừa bãi.
Các thực phẩm nên ăn va không nên ăn khi bị thận ứ nước
Các thực phẩm nên ăn
- Ăn rau xanh để bổ sung chất xơ và các khoáng chất
- Nên ăn hoa quả tươi để tăng cường vitamin cho cơ thể
- Chế biến thức ăn với các gia vị như hành, tỏi, gừng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Các thực phẩm nên kiêng
- Hoa quả chứa nhiều Vitamin C , Kali như chuối, nhãn, cam thì nên hạn chế ăn vì có thể sẽ gây đau hông sườn hơn
- Chế độ ăn nhạt
- Không ăn thực phẩm chứa nhiều đạm như thịt đỏ, thịt chó để tránh việc phải làm việc nhiều hơn
- Đối với nguyên nhân do sỏi thận thì sẽ phải kiêng 1 số thực phẩm như rau muống, socola, thực phẩm nhiều purin
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia thuốc lá.
Qua bài viết này thì vấn đề thận ứ nước độ 2 có phải mổ không đã được chúng tôi giải thích khá kỹ. Các bạn đọc có thể trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để có thể nhận biết, phòng tránh và điều trị bệnh này. Ngoài ra bài viết còn giúp mọi người biết phải làm gì, nên ăn và kiêng những thực phẩm gì để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Chúc các bạn thật nhiều sức khoẻ!
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn