Trong dân gian, phương pháp sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày là một cách thức điều trị vô cùng hiệu quả đã được cha ông ta sử dụng cho đến tận bây giờ.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người lại cho rằng phương pháp điều trị này không nên được sử dụng vì cây nhọ nồi có những tác dụng xấu đến dạ dày.
Vậy thì ý kiến nào mới là đúng? Có nên sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày hay cây nhọ nồi sẽ làm cho hiện tượng đau dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Xin mời các bạn hãy cùng các chuyên gia của chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục:
Tại sao lại nói cây nhọ nồi chữa đau dạ dày cực kỳ hiệu quả?
Cây nhọ nồi là loại cây gì?
Cây nhọ nồi ( nhiều nơi còn gọi với cái tên là cây cỏ mực) là một loại thực vật thuộc họ Cúc.
Loại cây này thường có màu đỏ tía hoặc màu lục. Cây có lá mọc đối xứng nhau và mọc gần cành, gần như không có cuống lá.
Hoa của loại cây này có màu trắng, mọc ở kẽ của lá hoặc mọc ở đầu cành.
Quả nhọ nồi có vảy nhỏ và hơi dẹt.
Cây nhọ nồi phân bố ở hầu hết tất cả các vùng miền trên cả nước và hay mọc hoang ở những địa điểm ẩm, mát.
Tác dụng của cây nhọ nồi đối với bệnh đau dạ dày
Từ rất lâu, cây nhọ nồi đã được cha ông ta biết đến với rất nhiều tác dụng như điều trị ù tai, viêm họng, ho lao, lở loét chân tay, nấm da,…
Không những thế, loại cây này còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày không hề thua kém bất cứ loại thuốc Tây y nào.
Theo y học cổ truyền và Đông y, cây nhọ nồi có công dụng bổ can thận, chỉ huyết, lương huyết nên hay được sử dụng để làm lành các vết thương do loét dạ dày, chảy máu bao tử, đi ngoài ra máu,…
Theo các nghiên cứu hiện đại, thành phần cấu tạo bên trong cây nhọ nồi có chứa rất nhiều tanin, ecliptin, carotene,… có các tác dụng như:
- Tanin: Có tác dụng tạo thành các chất kết tủa khi tiếp xúc với dạ dày và bảo vệ thành niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của vi khuẩn hay dịch vị.
- Carotene và Flavonozit: giúp hạn chế các triệu chứng của đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn và phòng ngừa viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, cây nhọ nồi còn có hàm lượng vitamin K rất cao giúp hỗ trợ phòng tránh tình trạng chảy máu bao tử và điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Chính vì thế mà cây nhọ nồi nhận được rất nhiều đánh giá cao trong việc hỗ trợ chữa trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.
Phương pháp sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày mà bạn không thể không biết
Mặc dù có tác dụng chữa trị các bệnh lý về đường tiêu hóa vô cùng hiệu quả nhưng việc sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày sao cho đúng cách thì không phải ai cũng biết.
Do đó, để phát huy được hết hiệu quả của một cây dược liệu quý như cây nhọ nồi thì các bạn cần phải biết cách dùng hợp lý nhất.
Dưới đây là một vài biện pháp sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả lại rất đơn giản mà các bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà.
Sử dụng cây nhọ nồi nguyên chất
Cách chữa đau dạ dày này là biện pháp vô cùng đơn giản, thời gian chuẩn bị ngắn và chi phí chữa trị thấp nên được rất nhiều người áp dụng.
Để thực hiện cách chữa trị này, các bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu là một vài cây nhọ nồi cùng một chiếc cối hoặc máy xay sinh tố.
Sau đó, đem cây nhọ nồi đi rửa thật sạch và cho vào cối hoặc bỏ vào máy xay sinh tố rồi xay hoặc giã nát lấy nước.
Lọc bỏ bã và lấy nước để sử dụng.
Sử dụng nước được chắt lọc trực tiếp từ cây nhọ nồi 3 lần 1 ngày. Các bạn hãy uống ngay sau khi ăn để hiệu quả của cây nhọ nồi được phát huy cao nhất.
Tuy nhiên, cách chữa trị này có thể sẽ làm nhiều người cảm thấy khó dùng vì màu nước cùng với mùi vị của cây nhọ nồi khá khó để sử dụng.
Bài thuốc sử dụng lá cây nhọ nồi cùng 6 loại dược liệu khác nhau
Đây là bài thuốc Đông y được rất nhiều các thầy thuốc cho người bệnh sử dụng.
Ngoài cây nhọ nồi, 6 loại dược liệu này để có giá rẻ, dễ tìm kiếm và có rất nhiều tác dụng khác nhau.
6 loại nguyên liệu bạn cần chuẩn bị đó là:
- Hương phụ: Loại dược liệu này được biết đến với tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày cấp tốc, hỗ trợ kích thích tiêu hóa, hạn chế các biểu hiện như buồn nôn, khó tiêu, đau bụng,…
- Bột sừng trâu: Được biết với tên gọi khác đó là ngưu giác. Nguyên liệu này có tác dụng giải nhiệt nhiệt, làm mát, tiêu thũng, chữa trị chảy máu bao tử.
- Kinh giới: Giúp người bệnh an thần và chống dị ứng
- Đậu ván: Có công dụng cải thiện tiêu hóa, giải độc và kiện tỳ.
- A giao: A giao là một loại keo được chế biến từ da của con lừa. Loại keo này có tác dụng giúp người bệnh nhuận tràng, bổ máu, kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu và tạo thành một lớp màng bảo vệ thành niêm mạc dạ dày.
- Rễ cây hoa trang đỏ: có công dụng giảm đau dạ dày, hoạt huyết, tiêu sưng
Cách thực hiện bài thuốc:
- Mang tất cả nguyên liệu đi rửa thật sạch sau đó phơi khô rồi đem đi sao vàng
- Đem tất cả cho vào nồi rồi sắc với 0,8 lít nước.
- Đun trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi cạn còn ½ thì tắt bếp đi/
- Chắt lấy nước để sử dụng.
Dùng nước thuốc này 2 lần 1 ngày. Sử dụng sau khi ăn hoặc khi các cơn đau dạ dày bắt đầu xuất hiện.
Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày có ăn ổi được không và ăn khi nào thì hợp lý
Bài thuốc kết hợp cây nhọ nồi, bạch cập, cam thảo và đại táo
Giống như cây nhọ nồi, bạch cập là một loại dược liệu vô cùng dễ tìm kiếm. Kết hợp sử dụng bạch cập cùng với nhọ nồi sẽ có công dụng chữa trị đau dạ dày, chảy máu dạ dày, đi ngoài ra máu,..
Để thực hiện bài thuốc, các bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 50g cây nhọ nồi
- 4 quả đại táo
- 25g bạch cập
- 15g cam thảo
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên liệu mang đi rửa thật sạch rồi sau đó phơi thật khô.
- Cho tất cả nguyên liệu đã được phơi khô cho vào nồi và đun với 1 lít nước.
- Đun trong ngọn lửa nhỏ cho đến khi nước thuốc trong nồi cạn còn ⅓ thì bắc ra.
- Chắt lấy nước thuốc trong nồi và bỏ bã thuốc.
Sử dụng nước thuốc 2 lần 1 ngày vào thời điểm trước khi ăn bữa trưa và bữa tối khoảng 30 phút là tốt nhất.
Hãy dùng mỗi ngày 1 thang thuốc và kiên trì trong vòng 3 tuần thì bạn sẽ thấy được hiệu quả của bài thuốc này.
Chữa đau dạ dày bằng trắc bá diệp và cây nhọ nồi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Lá cây nhọ nồi
- Trắc bá diệp
- Hoa hòe
- Hoài sơn
- Hương phụ
- Cây mần lá tưới
- Gạo nếp
Cách thực hiện:
- Đem tất cả nguyên đi rửa sạch sau đó cho vào nồi sắc.
- Đổ nước vào và đun trên ngọn lửa nhỏ.
- Đun đến khi nước trong nồi cạn còn khoảng 2 bát thuốc thì dừng.
Sử dụng nước thuốc vào 2 thời điểm chính đó là buổi trưa và buổi tối.
Những điều cần chú ý khi sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày
Trong khi thực hiện và sử dụng các bài thuốc từ cây nhọ nồi chữa đau dạ dày thì các bạn cũng cần phải chú ý tới một vài vấn đề sau để tránh cho việc sử dụng thuốc mang lại hiệu quả ngược:
- Những người bị đau dạ dày kèm theo viêm đại tràng mãn tính, người bị tiêu chảy và đại tiện lỏng, phụ nữ đang mang thai thì không nên sử dụng cây nhọ nồi.
- Cần chú ý, thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng cho người bị huyết áp thấp, trẻ em, người bệnh bị đông máu.
- Không ăn hay sử dụng đồ ăn, thức uống quá chua trong khi điều trị bằng cây nhọ nồi.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích
- Sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày chỉ có tác dụng với những bệnh nhân bị đau dạ dày giai đoạn nhẹ và có công dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh chứ không thể chữa trị bệnh tận gốc.
Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết để các bạn có thể tự trả lời câu hỏi “Có nên sử dụng cây nhọ nồi chữa đau dạ dày không?”.
Mong rằng, bài viết đã mang lại cho bạn thêm những kiến thức bổ ích là hữu dụng.
Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe!
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn