Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là phương thuốc đã có từ lâu đời và được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc tác dụng, cách dùng cũng như những lưu ý cần thiết khi chữa bệnh bằng lá trầu.
Mục lục:
Tại sao có thể chữa viêm phế quản bằng lá trầu?
Lá trầu còn xa lạ đối với bất cứ ai trong chúng ta, đây là một loại cây leo, thân nhẵn thường được các bà các mẹ sử dụng ăn kèm với cau và vôi nhưng không phải ai cũng biết được loại lá này còn là một vị thuốc có tác dụng chữa trị rất nhiều loại bệnh. Ngoài tên gọi là trầu không, người ta còn gọi loại lá này với cái tên thược tương.
Một số nghiên cứu trong y học ngày nay cho biết trầu không là loại thảo dược có chứa tinh dầu và mùi vị nồng, đặc biệt loại tinh dầu đặc trưng trong trầu không là tinh dầu betel- phenol đồng phân chavicol và eugenol. Ngoài ra trầu không còn có chứa một loại chất có tên phenolic. Tất cả những hợp chất này đều có tính kháng khuẩn rất tốt chống lại các loại vi khuẩn như liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực trùng, song cầu khuẩn, virus,…
Còn theo y học dân gian thì lá trầu là loại lá có tính ấm, mùi thơm nồng, vị cay. Thường được dùng giúp lưu thông khí huyết, hoá đàm, tán hàn khư phong, chống ngứa,… Nhờ vậy lá trầu có tác dụng giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thường được dùng trong các bệnh liên quan đến hô hấp như viêm phế quản.
Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu
Thông thường lá trầu sẽ kết hợp với một số loại thuốc khác để dễ uống và tăng tác dụng điều trị. Dưới đây là những cách sử dụng trầu không chữa bệnh phổ biến được người bệnh tin tưởng lựa chọn:
Lá trầu kết hợp mật ong
Nguyên liệu gồm có:
- 4 thìa cà phê mật ong
- 5 đến 10 lá trầu
- 300ml nước đun sôi.
Cách thực hiện:
- Trầu không đem rửa sạch sẽ để ráo nước
- Mang lá trầu đi giã nát hoặc cho vào máy xay làm nhuyễn
- Đổ 300ml nước sôi vào rồi ngâm trong 30 phút
- Chắt lấy nước bỏ bã, thêm mật ong vào chỗ nước thu được để uống.
Một ngày nên uống 2 đến 3 lần duy trì trong khoảng 10 ngày và uống khi bụng no, tốt nhất là sau khi ăn cơm.
Lá trầu kết hợp hai loại nhục đậu khấu, nụ kê tử hương
Nguyên liệu gồm có:
- Khoảng 5 đến 10 lá trầu tươi,
- 20 nụ kê tư hương và một ít nhục đậu khấu
- Nước lọc khoảng 200-300ml.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trầu không, nhục đậu khấu, nụ kê tử hương.
- Cho tất cả vào nồi đun cùng 300ml nước
- Đun đến khi cạn còn 2 phần 3 thì chắt nước để nguội.
Ngày uống 3 lần. Bài thuốc này có tác dụng tiêu đờm, kháng viêm, giảm ho.
Lá trầu kết hợp với gừng
Nguyên liệu gồm có:
- 10 đến 15 lá trầu
- 1 củ gừng nhỏ
- Nước sôi khoảng 300 – 400ml.
Cách thực hiện:
- Lá trầu rửa sạch cho vào máy xay hoặc giã nát
- Đổ nước sôi vào ngâm trong 15 phút
- Chắt lấy nước bỏ bã, thái lát gừng cho vào nước.
Dùng nước này uống ngày 2 lần, nên thực hiện trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
Lá trầu kết hợp cùng củ nén:
Nguyên liệu gồm có:
- 10 củ nén,
- 10 lá trầu,
- 300ml nước sôi.
Cách thực hiện:
- Củ nén bóc vỏ, lá trầu rửa sạch sẽ
- Cho cả hai nguyên liệu vào xay hoặc giã nhuyễn bằng cối
- Cho nước sôi vào phần nguyên liệu đã được xay giã nhuyễn ngâm 30 phút
- Sau khi ngâm thì chắt lấy nước rồi bỏ bã.
Phần nước thu được chia ra làm 2 uống sau khi ăn trong vòng 4 đến 5 ngày sẽ thấy bệnh tình giảm rõ rệt.
Lưu ý khi chữa viêm phế quản bằng lá trầu
Lá trầu rất tốt trong điều trị viêm phế quản, đây cũng là một vị thuốc dân gian khá an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ và sử dụng được cho nhiều nhóm đối tượng từ trẻ em đến người già tuy nhiên người bệnh cũng nên tuân thủ một số lưu ý như sau để đảm bảo an toàn tuyệt đối:
- Lá trầu dùng để chữa bệnh không nên dùng lá non màu nhạt mà nên chọn loại lá trầu có màu sẫm. Bởi vì lá trầu màu sẫm là đã già đặc biệt chứa một lượng tinh dầu cao hơn nhiều lần so với lá non.
- Khi sử dụng lá trầu trị bệnh nên kiên trì, uống thuốc theo một khung giờ cố định tránh việc uống ngắt quãng thì mới đạt được hiệu quả.
- Những người bị bệnh về dạ dày tuyệt đối không nên sử dụng lá trầu, vì lá trầu có tính nóng dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày.
- Dùng lá trầu chữa bệnh một vài tuần nhưng bệnh không thuyên giảm, thậm chí có dấu hiệu nặng hơn thì lúc đấy bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để được sự thăm khám, tư vấn điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh khác.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu cho bạn đọc những bài thuốc chữa viêm phế quản bằng lá trầu không đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hy vọng người bệnh sẽ biết áp dụng đúng cách để đạt kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh mà không cần phải phụ thuộc, lạm dụng các loại kháng sinh.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn