Viêm phế quản phổi là vấn đề được nhiều người quan tâm và tìm kiếm hiện nay. Nhưng không phải ai cũng đã trang bị đầy đủ những kiến thức về bệnh cho mình. Bài viết dưới đây xin được chia sẻ cùng bạn đọc thông tin cần thiết xoay quanh nó.

Bệnh viêm phế quản phổi là gì?

Viêm phế quản phổi là tình trạng bị sưng viêm của các ống dẫn không khí vào sâu trong lá phổi của bạn. Khi đó, lớp lót bên trong nó phình ra và ngày càng dày hơn, làm hẹp đường hô hấp.

Viêm phế quản phổi là gì?

Những niêm mạc bị kích thích này cũng tiết ra chất dịch nhầy bao bọc và có thể làm tắc nghẽn phế nang. Biểu hiện ho là cách cơ thể cố gắng loại bỏ các chất tiết này để lưu thông hít thở.

Bệnh dù không có những ảnh hưởng quá nguy hiểm nhưng nó là căn bệnh đem lại nhiều phiền toái cho mọi người. Không chỉ vậy, triệu chứng của nó có nhiều tương đồng so với một số bệnh khác, vì vậy việc chẩn đoán và điều trị đúng là rất quan trọng.

Triệu chứng của viêm phế quản phổi

Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đều liên quan đến vấn đề đường hô hấp. Chúng bao gồm:

  • Tức ngực, vùng ngực của bạn có cảm giác ứ đầy hoặc tắc nghẽn như bị nghẹn thức ăn.
  • Các cơn ho kèm đờm, màu sắc chất tiết ra có thể trong suốt, vàng hoặc vàng xanh.
  • Hít thở khó khăn.
  • Thở khò khè hoặc đôi khi nghe rõ tiếng khò khè trong lồng ngực.

Ngoài những triệu chứng kể trên, viêm phế quản phổi còn có thể gây ra:

  • Các cơ bắp đau mỏi, uể oải.
  • Cảm giác mũi bị xoang.
  • Các cơn sốt nhẹ kèm theo.
  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Họng đau rát.

Ngay cả khi các vấn đề của bệnh đã hết hoàn toàn bởi việc điều trị, cơn ho có thể kéo dài vài tuần trong lúc ống phế quản của bạn hồi phục và giảm sưng. Nhưng nếu nó lâu hơn thế, bạn nên đi khám ngay vì có khả năng là một bệnh khác.

Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản phổi

Các lý do gây bệnh viêm phế quản trong phổi bao gồm:

  • Virus lây bệnh cảm lạnh hoặc virus cúm. Đôi khi vi khuẩn và nấm cũng là tác nhân (hiếm gặp). Trong cả hai trường hợp này, khi cơ thể chống lại tác nhân xâm hại, ống phế quản sưng lên và tiết nhiều đờm hơn, khiến hô hấp khó khăn.
  • Hít thở quá liên tục không khí ô nhiễm hoặc các yếu tố dễ kích thích phổi như khói bụi hóa học, phấn hoa, lông thú nuôi, bụi min,..

Ngoài ra, bạn có nguy cơ mắc viêm phế quản cao hơn nếu:

  • Bạn nghiện thuốc lá, tỷ lệ nữ giới hút thuốc bị bệnh này thường cao hơn nam giới.
  • Bạn là người hút thuốc thụ động (hít phải khói thuốc) quá thường xuyên.
  • Gia đình có tiền sử về bệnh phổi.
  • Bạn bị hen suyễn hoặc dị ứng.
  • Hệ thống miễn dịch yếu bẩm sinh hoặc suy yếu trước đó do các tác nhân ngoại lai.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có cơ chế phòng bệnh non yếu, tiêm chủng chưa đầy đủ, người cao tuổi hay các bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính (HIV) thì khả năng bị viêm phế quản phổi cũng gia tăng.

Virus là nguyên nhân phổ biến nhất

Chẩn đoán viêm phế quản phổi

Các bác sĩ thông thường sẽ thăm khám trực tiếp cơ thể và hỏi kỹ càng những triệu chứng bạn có. Họ sẽ đặc biệt điều tra vấn đề xung quanh cơn ho của bạn, như bạn đã ho bao lâu, màu sắc của chất dịch nhầy tiết ra,.. Họ cũng dùng ống nghe xem xét nhịp thở của bạn, rằng liệu có tiếng khò khè trong phổi hay không.

Tùy thuộc vào những thăm khám lâm sàng kể trên, các y bác sĩ sẽ đưa ra quyết định về những loại kiểm tra xét nghiệm bạn nên thực hiện. Chúng bào gồm:

  • Kiểm tra lượng oxy trong máu: Thực hiện điều này bằng một thiết bị cảm biến gắn trên đầu ngón tay hoặc ngón chân.
  • Làm xét chức năng phổi: Bạn hít thở đều vào một ống nối với thiết bị spirometer để kiểm tra khí thũng phổi ( emphysema), một dạng của bệnh phổi mãn tính và bệnh hen suyễn.
  • Chụp X-ray vùng ngực: Xem xét hình ảnh toàn diện về lá phổi để trù liệu khả năng của viêm phổi hoặc các vấn đề gây ho khác.
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra việc có vi khuẩn xâm nhập máu hay không, đo lượng cacbon dioxit và oxy trong máu.
  • Kiểm tra chất nhầy để loại trừ khả năng vi khuẩn gây bệnh: Một trong số chúng có khả năng gây ho dữ dội và vi khuẩn pertussis ho gà. Nếu bác sĩ nhận định đây là nguyên nhân, yêu cầu xét nghiệm này sẽ được tiến hành.

Phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

Nếu bệnh do virut gây ra, thường thì chúng sẽ tự biến mất trong một vài tuần. Nếu rơi vào khả năng hiếm gặp là vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể dùng các thuốc dạng hít khi gặp biểu hiện kèm theo của dị ứng hay hen suyễn. Thuốc giúp mở đường thở, lưu thông hô hấp.

Khi điều trị tại gia, bạn cũng cần thực hiện những điều sau:

  • Uống thật nhiều nước: Tám đến mười hai ly nước mỗi ngày sẽ làm loãng chất dịch nhầy, giúp bạn loại bỏ chúng khi ho dễ dàng hơn.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Dùng các thuốc giảm đau không cần kê đơn: Aspirin, ibuprofen, naproxen giúp cải thiện đau nhức. Bạn cũng có thể uống acetaminophen để giảm đau và hạ sốt.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm hoặc mày phun sương trong phòng nghỉ.
  • Ngâm mình trong nước nóng cũng làm thư giãn cơ thể, nới lỏng chất dịch nhầy.
  • Thuốc ho không kê đơn: Các loại thuốc có thành phần guaifenesin giúp long đờm hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về viêm phế quản phổi. Hãy luôn quan tâm sức khỏe của bản thân và gia đình bạn!