Viêm phế quản co thắt ở trẻ em là tình trạng bệnh về đường hô hấp thường thấy ở trẻ em khiến nhiều ba mẹ lo âu không biết hướng điều trị bệnh thế nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin chính xác về tình trạng bệnh lý qua bài viết dưới đây!
Mục lục:
Bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ em là gì?
Viêm phế quản co thắt là tình trạng trẻ gặp phải một số triệu chứng như ho đờm, thở khò khè, khó thở… những cơn ho xuất hiện cùng những cơn co ở ngực hay bụng làm cho trẻ bị đau, phải cố gắng rít lên từng cơn mới có thể thở được.
Thêm nữa, triệu chứng của bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ gần giống với hen nên nhiều người bị lầm tưởng. Ba mẹ hãy cố gắng chú tâm lắng nghe sức khoẻ của con mình mỗi ngày để sớm đưa đi bác sĩ hoặc có phương pháp điều trị thích hợp khi con mắc bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Một số nguyên nhân khiến cho trẻ em bị viêm phế quản co thắt như:
- Do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ mắc viêm phế quản co thắt, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi, giao mùa.
- Do trẻ em bị nhiễm một số virus hay vi khuẩn (phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn) – chúng thường sống mạnh mẽ tròng mũi hay họng, cộng với sức đề kháng yếu nên làm tăng độc tính rồi làm trẻ mắc bệnh.
- Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc, bụi bẩn không khí, lông gia súc, thức ăn, thuốc hay các loại phấn hoa… gây ra dị ứng cơ địa cũng có thể là nguyên nhân.
- Trẻ không có chế độ dinh dưỡng tốt hoặc tiếp thu dinh dưỡng kém.
Triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm phế quản co thắt ở trẻ
Nhìn chung, triệu chứng của bệnh này sẽ giống với nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp khác, điển hình là hen suyễn nên quá trình điều trị hay bị chậm hoặc sai hướng. Lưu ý một số đặc điểm đặc trưng sau:
- Trẻ bị sốt nhẹ, hay chảy nước mũi, hắt hơi hay ho nhiều.
- Nặng hơn là chuyển sang sốt cao, thở khò khè, khó chịu, thở ngắt quãng, thở nhanh và gấp.
- Thở co bóp lồng ngực hay cơ vùng cổ.
- Có triệu chứng nôn sau khi bú mẹ hoặc ăn, hoặc bị kích ứng như ho, khóc nhè.
- Ho đờm, ho gà, ngứa họng.
Trẻ có thể bị co thắt trong vòng 7 ngày, ho tầm 14 ngày. Khi bị viêm phế quản co thắt, trẻ có thể mắc thêm viêm tai (khả năng 20% – khá cao); những trường hợp đặc biệt nặng tầm 1-2% sẽ phải nhập viện truyền dịch hoặc thở oxy.
Cách điều trị viêm phế quản co thắt ở trẻ em
Trị viêm phế quản co thắt ở trẻ có nhiều cách thức, phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ của bệnh nhân. Nếu trẻ bị bệnh nhẹ, ba mẹ có thể đưa trẻ đi khám, mua thuốc rồi điều trị ngoại trú. Nếu như trẻ mắc một số biến chứng khác như viêm tai giữa, suy hô hấp, viêm phổi thì cần phải nằm viện theo dõi và điều trị.
Một số phương pháp điều trị cho trẻ:
Điều trị bệnh theo nguyên nhân mắc bệnh
Nếu trẻ bị bệnh do virus mà chưa có thuốc đặc trị thì cần dùng thuốc nhằm hạn chế các triệu chứng của bệnh.
Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn thì cần dùng kháng sinh chữa bệnh.
Điều trị bệnh theo các triệu chứng mắc phải:
- Trẻ ho có đờm thì dùng thuốc long đờm.
- Trẻ bị sốt thì cần dùng thuốc hoặc miếng dán hạ sốt.
- Nếu trẻ mất nước thì bổ sung bằng nước điện giải.
- Nếu trẻ có tình trạng khó thở thì nên dùng thuốc giãn phế quản.
Phương pháp điều trị hỗ trợ:
- Bạn có thể dùng khí dung vừa làm giãn phế quản vừa giúp long đờm để trẻ thở một cách dễ dàng.
Dùng khí dung giúp trẻ sạch mũi, dễ thở hơn
- Bên cạnh đó, thay đổi chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt cho trẻ để tăng cường sức đề kháng cũng như giúp hệ miễn dịch của trẻ khoẻ mạnh hơn.
- Nên dùng máy làm ẩm không khí, hơi ẩm có trong phòng sẽ làm loãng dịch mũi và đờm, cho trẻ dễ thở hơn rất nhiều.
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp hay khói thuốc lá, hay các loại không khí ô nhiễm.
Điều trị bệnh liên quan: suy hô hấp:
Khi bị suy hô hấp, khuyên bạn nên cho trẻ nhập viện để các bác sĩ chuyên khoa theo dõi và điều trị, có thể phải thở máy hay thở oxy…
Cách phòng tránh viêm phế quản co thắt
Một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ có một hệ hô hấp khỏe mạnh hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm phế quản co thắt ở trẻ em, bao gồm:
- Chú ý thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, hướng dẫn trẻ súc miệng nước muối ấm, giữ ấm cơ thể trẻ khi trời lạnh, tập cho trẻ uống nhiều nước.
- Bảo vệ trẻ khi đưa ra ngoài, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa.
- Lưu ý cho trẻ uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày.
- Mặc dù vật nuôi sẽ giúp trẻ có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống, nhưng các loại lông của chúng là tác nhân gây bệnh hô hấp cho trẻ nên ba mẹ nên tránh cho trẻ tiếp xúc.
- Không cho trẻ hít thở hoặc ở lâu tại các môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc, khói xăng xe.
- Thường xuyên rửa mũi cho trẻ, rửa nhẹ nhàng và đúng cách, hút sạch đờm trong mũi giúp cho trẻ dễ thở hơn.
- Nếu trẻ chớm cảm lạnh, hãy điều trị dứt được để tránh cho cho những biến chứng nguy hiểm hơn.
- Nếu như thấy triệu chứng thở dốc, ho ra máu hay thở dốc ở trẻ, cần đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu và khám bệnh.
Viêm phế quản co thắt ở trẻ em không khó điều trị nếu mẹ nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh phù hợp. Sức đề kháng của trẻ em còn rất yếu ớt, vì vậy phụ huynh cần cần nhắc thật kỹ, tránh để bệnh quá nặng hoặc điều trị sai phương pháp.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn