Trùng Amip là tác nhân gây ra các bệnh lây lan qua đường tiêu hóa, mang đến cho người bệnh không ít bất tiện trong cuộc sống. Để hiểu rõ hơn về loài vi sinh vật này cũng như các phương pháp điều trị bệnh liên quan đến chúng, các bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Vi khuẩn Amip là gì?
Amip là một dạng sinh vật đơn bào với hình dáng tự do, không theo một quy luật nào. Nó còn được biết đến với tên gọi sinh học là trùng chân giả hay trùng biến hình. Chúng chính là nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh truyền nhiễm, chủ yếu là bệnh lỵ Amip. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển nghiêm trọng hơn, đồng thời cũng lây lan ngầm sang những người bên cạnh.
Tác nhân khiến nhiều người mắc bệnh lỵ Amip là do sự kém vệ sinh trong đời sống hằng ngày. Sự truyền nhiễm có thể từ tay của người này sang người khác, từ những món ăn để lâu bị ruồi muỗi bu bám. Một khi phân người bị nhiễm dùng để bón cho các cây trồng, trái cây, nếu ai vô tình ăn phải thực phẩm đó sẽ bị ký sinh trùng bám víu. Đặc biệt, Amip cũng có thể sống ẩn trong những nguồn nước bẩn mà người bệnh dùng.
Có nhiều người mắc bệnh lỵ Amip nhưng vẫn không biết được cho đến khi bệnh tình trở nặng. Điều này tương đối dễ hiểu vì đa phần bệnh này không có dấu hiệu gì đặc trưng. Chỉ riêng một vài đối tượng, có thể sẽ xuất hiện các triệu chứng sau đây: Trạng thái mắc đi ngoài, mót rặn, đau bụng, đi ngoài có máu, số lần đi ngoài tăng lên,…
Đặc điểm cấu trúc của trùng Amip
Để hiểu rõ hơn về loại sinh vật đơn bào này, người bệnh hãy tìm hiểu qua về cấu trúc của nó. Đầu tiên là chân giả (phần phình ra của tế bào chất), Amip di chuyển và lấy thức ăn bằng chân giả.
Thức ăn của chúng chủ yếu là các vi sinh vật nguyên sinh và vi khuẩn. Tiếp đến là bộ phận màng tế bào, tế bào chất, và không bào. Đây là bộ ba các bộ phận hỗ trợ Amip trong quá trình hô hấp và tiêu hóa nguồn nước. Những bộ phận này thường ẩn sâu vào trong nước, không lộ ra bên ngoài như chân giả.
Ngoài ra, Amip còn có một lớp vỏ canxi, một khung xương tế bào tương đối cứng để bảo vệ chúng, các sợi trung gian và các vĩ quản.
Lỵ amip gây bệnh cho người như thế nào
Sinh vật đơn bào có tên Entamoeba histolytica sống ký sinh trong đường ruột của chúng ta là nguyên nhân gây bệnh lỵ amip. Các triệu chứng khi nhiễm phải vi khuẩn này là đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy.
Kén amip lỵ sẽ di chuyển qua tá tràng lúc này kén bị phả vỡ bởi lớp vỏ để giải phóng amip 4 nhân. Chúng di chuyển tiếp đến đại tràng và phát triển thành 8 amip nhỏ sống công sinh không gây bệnh nếu không có tổn thương niêm mạc đại tràng. Thể hoạt động nhỏ sẽ được đào thải ra ngoài theo phân.
Trong quá trình đào thải, một số thể hoạt động nhỏ sẽ phát triển thành kén nếu gặp niêm mạc bị tổn thương sẽ xâm nhập vào thành ruột rồi phát triển nhanh chóng. Lúc này chúng ăn hồng cầu và tiết enzym phân hủy protein dẫn đến hoại tử thành ruột
Tác hại của Amip gây bệnh lỵ
Bệnh lỵ Amip gây tổn thương sâu ở đại tràng, làm nhiễm khuẩn đường ruột và có thể diễn biến nặng hơn nếu không biết cách điều trị. Từ một bệnh cấp tính, sang bán cấp, mạn tính rồi chuyển sang u Amip.
- Cấp tính: Ở cấp độ này chỉ bao gồm những triệu chứng nhẹ như sốt , đau bụng, tiêu chảy, phân có máu,..
- Bán tính: Những người bệnh có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu thường sẽ chuyển biến sang giai đoạn bán tính nhanh chóng. Lúc này, người bệnh nhận thấy những dấu hiệu như mất nước, đau tim, sốt cao, buồn nôn, đi ngoài ra nước lẫn máu,…
- Mạn tính: Nếu bệnh biến chứng tới giai đoạn này, chứng tỏ tình trạng sức khỏe người bệnh đang ở trạng thái báo động đỏ. Chức năng đại tràng không còn hoàn thiện, dẫn đến thêm bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể, ăn không tiêu,…
- U Amip: Lúc này Amip đã xâm nhập vào các bộ phận bên ngoài hệ tiêu hóa như gan, tim, phổi, cơ quan sinh dục, hệ thần kinh,… gây ra những biến chứng không lường.
Ngoài ra, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh như viêm đại tràng sau lỵ, áp-xe gan, thủng ruột, lồng ruột, nhiễm trùng tuyến tiền liệt, hệ tiêu hóa bị xuất huyết,….
Phương pháp chẩn đoán lỵ Amip tốt nhất
Một khi người bệnh thấy nghi ngờ bản thân mắc bệnh lỵ Amip, cần đến bệnh viện để có những chẩn đoán chính xác nhất. Các phương pháp thường dùng đó là khám lâm sàng, nội soi đại tràng, soi trực – kết tràng Sigma, soi phân và xét nghiệm máu. Tuy nhiên, đối với cách chẩn đoán xét nghiệm máu, chỉ nên dùng khi bệnh đã chuyển biến nặng, vi khuẩn Amip đã phát triển vào ruột, gan,… Vì nếu bệnh trạng mới nhẹ thì phương pháp này không đưa ra được chẩn đoán chuẩn xác nhất.
Điều trị bệnh lỵ Amip
Có nhiều cách để điều trị bệnh lỵ Amip, nhưng chính xác nhất vẫn phải tuân theo các chỉ định của bác sĩ. Các thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kê toa với liều lượng tùy theo thể trạng của bệnh nhân. Nếu bệnh phát triển ngoài tầm kiểm soát, xâm nhập vào gan và các bộ phận khác, người bệnh cần điều trị nhiễm khuẩn cùng với dùng thuốc giảm đau. Ngoài ra, nếu biến chứng nặng hơn có thể phải trải qua các cuộc phẫu thuật.
Đối với những ai chưa mắc bệnh, cần có những biện pháp phòng ngừa thích hợp:
- Xử lý nguồn nước sạch, tuyệt đối không dùng nguồn nước ô nhiễm. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi, rửa rau củ, trái cây với muối,…
- Rửa tay trước khi ăn, trước khi chế biến món ăn, và sau khi đi vệ sinh.
- Cẩn thận với các nguồn nước bên ngoài, các thức uống đóng chai, các loại sữa chưa được tiệt trùng,..
- Hạn chế các món ăn vặt đường phố vì mức độ vệ sinh thực phẩm thấp.
Rất nhiều người nghe đến bệnh lỵ Amip liền ngạc nhiên hỏi “Amip là gì?”. Để hạn chế trường hợp bản thân mắc bệnh không biết, nghe chẩn đoán không biết bệnh, các bạn nên đọc những thông tên trên đây để hiểu rõ hơn. Mong chúc các bạn và những người thân xung quanh có môi trường sống sạch sẽ và tránh khỏi căn bệnh truyền nhiễm này.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn