Nhiều bố mẹ lo lắng khi phát hiện trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày không khỏi. Để tránh tình trạng này xảy ra, người lớn nên chú ý đến những biểu hiện khác thường của bé, đồng thời tham khảo các phương pháp chăm sóc trẻ. Tất cả những thông tin đó đều được chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây.
Mục lục:
Vì sao trẻ bị viêm phế quản thường sốt cao
Sốt được xem là biểu hiện tích cực giúp cơ thể bé phát nhiệt chống lại những tác nhân gây bệnh. Điều này có tác dụng đẩy nhanh quá trình hoạt động của hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hạn chế sự viêm nhiễm.
Ngoài ra, những cơn sốt còn giúp gia tăng thực bào, kháng thể, chất sắt, ngăn ngừa sự sản sinh và lây lan của vi khuẩn. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà mức độ sốt cũng khác nhau: Nhẹ thì có thể 38 độ C, nặng có thể lên đến 40 độ C.
Trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày có nguy hiểm không
Sốt trong lúc phát bệnh viêm phế quản là triệu chứng hết sức bình thường và thường sẽ suy giảm trong vài ngày sau đó.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao trong nhiều ngày liên tiếp lại rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ chuyên môn, bệnh có thể tiến triển thành các biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi.Một vài trường hợp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Vì thế, một khi bố mẹ nhận thấy những biểu hiện bất thường từ bé, hay dùng thuốc liên tục nhưng không thể hạ sốt, bố mẹ cần đưa bé đến thăm khám bác sĩ ngay lập tức.
Trẻ bị viêm phế quản khi nào cần gặp bác sĩ
Viêm phế quản vốn có thể tự điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ và sẽ nhanh chóng khỏi bệnh trong vòng 5 ngày.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp quá trình điều trị bệnh kéo dài, không thấy khởi sắc, người lớn cần mang bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra xét nghiệm. Dưới đây là những triệu chứng mà bố mẹ cần lưu ý:
- Trẻ thở nhanh, thở gấp: Nhiều trẻ có hiện tượng thở nhanh dẫn đến mệt lả người đi. Bố mẹ có thể nhận biết trạng thái này của bé bằng cách đếm nhịp thở của bé khi bé nằm ngủ.
- Đau tai mũi họng: Tình trạng đau các bộ phận như tai, mũi, họng hay môi chuyển sang màu tím tái cũng rất đáng lo ngại. Nhiều bé còn gặp phải triệu chứng cứng cổ, lưỡi khô, đi tiểu nhiều lần.
- Nhức đầu, ho liên tục: Bố mẹ nên cẩn thận với các dấu hiệu từ bé như nhức đầu, ho gà, ho liên tục, ho kéo dài trong nhiều giờ, ho ngay cả trong lúc ngủ.
- Sốt cao và co giật: Sốt cao trên 39 độ C kèm theo hiện tượng co giật người là triệu chứng bệnh rất nguy hiểm, cần đến bệnh viện ngay để được điều trị đúng cách.
Trẻ bị viêm phế quản sốt cao phải làm sao
Các bố mẹ cũng có thể kết hợp điều trị bằng cách áp dụng các phương pháp sau khi thấy con trẻ sốt cao:
– Hạ sốt bằng thuốc Tây: Thuốc hạ sốt như Efferalgan, Panadol có thể được dùng trong trường hợp này. Tuy nhiên để chắc chắn không xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào, bố mẹ nên hỏi ý kiến dược sĩ trước khi cho bé sử dụng.
– Hạ sốt bằng thuốc Nam: Nhiều bố mẹ sử dụng các bài thuốc Nam nhằm hỗ trợ quá trình hạ sốt diễn ra an toàn hơn. Cụ thể:
- Phương pháp phổ biến nhất là dùng chanh tươi để giảm thân nhiệt cho bé. Cắt mỏng quả chanh thành từng lát, sau đó chà nhẹ lên trán, lưng, chân, tay bé. Bố mẹ lưu ý không nên chà xát vào vùng da bị xước của bé sẽ làm đau bé.
- Cây diếp cá đặc biệt hữu hiệu trong việc hạ sốt cho trẻ nhỏ. Người lớn có thể đun diếp cá chung với nước vo gạo để giảm bớt mùi tanh, giúp trẻ dễ dùng hơn. Sau đó, chắt lấy nước và cho trẻ uống khi còn ấm. Áp dụng phương thuốc từ 2-3 lần mỗi ngày để thấy hiệu nghiệm từ nó.
- Khoai tây: Trước hết bố mẹ rửa sạch sau đó thái lát mỏng. Tiếp theo đem khoai tây ngâm giấm trong vòng 10 phút, rồi đặt các lát khoai tây lên trán, sau đó đặt thêm một chiếc khăn lên. Trẻ sẽ hạ sốt sau 20 phút chườm trán.
– Cách chữa trị sốt và co giật: Đối với nhiều trường hợp bé bị co giật trong lúc sốt, các bố mẹ phải giữ bình tĩnh và xử lý theo hướng dẫn sau:
- Đặt trẻ nằm nghiêng về một phía.
- Làm thoáng đãng môi trường xung quanh bằng cách mở cửa sổ, di tản bớt người.
- Nới lỏng quần áo cho trẻ, tránh tình trạng co giật dữ dội hơn.
- Sau khi trẻ hết co giật, người lớn nhanh chóng đưa bé vào bệnh viện để được điều trị chuyên sâu. Tuyệt đối không chủ quan tiếp tục chăm sóc ở nhà, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
– Chăm sóc tại nhà:
- Hạ thân nhiệt bé bằng cách chườm ấm.
- Cho bé uống nhiều nước, bổ sung chất điện giải.
- Bổ sung nhiều dưỡng chất: Protein, chất đạm, khoáng chất, các loại vitamin,..
- Hạn chế cho bé ăn những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo, thừa muối, thừa đường tinh luyện,…
- Vệ sinh cho bé bằng cách tắm nước ấm, súc miệng và mũi bằng nước muối sinh lý.
- Luôn giữ ấm cho cơ thể bé và môi trường xung quanh thoáng đãng.
Tình trạng trẻ bị viêm phế quản sốt nhiều ngày tương đối nguy hiểm nên các ông bố bà mẹ phải hết sức thận trọng. Đừng quên tham khảo những thông tin trên để nhận biết các triệu chứng đồng thời có những phương pháp chăm sóc trẻ hiệu quả.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn