Nhiều bố mẹ băn khoăn không biết trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì mới tốt cho sức khỏe. Ngoài việc dùng thuốc thì chế độ dinh dưỡng của trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị. Để thiết lập được chế độ ăn khoa học, biết nên và không nên ăn gì, các ông bố bà mẹ nên tham khảo bài viết dưới đây.
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì?
Viêm phế quản là một bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp, thường xảy ra với trẻ em do sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, việc bố mẹ bổ sung dưỡng chất cho con trẻ cũng góp phần giúp quá trình phục hồi sức khỏe diễn ra nhanh hơn. Dưới đây là những thực phẩm mà trẻ bị viêm phế quản nên ăn:
– Nước và chất điện giải:
Trong lúc phát bệnh, trẻ em có thể bị sốt cao, dẫn đến mất nước và suy nhược. Do đó, bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước, bù oresol, giúp cân bằng chất điện phân, tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất diễn ra hiệu quả hơn.
Đồng thời, nước cũng có tác dụng giảm đau họng, kháng viêm, loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.
Ngoài nước lọc và nước ấm, bố mẹ còn có thể cho bé dùng những thức uống sau đây:
- Nước ép rau củ, trái cây: Những loại nước ép không những giúp bù điện giải mà còn cung cấp khoáng chất và vitamin cho cơ thể.
- Chanh mật ong: Hỗn hợp mật ong chanh là phương thuốc giúp điều trị khô họng, chống khuẩn, tiêu đờm hiệu quả. Riêng đối với những bé dưới 12 tháng tuổi, dùng mật ong sẽ gây ra dị ứng. Người lớn nên lưu ý vấn đề này để không xảy ra hiện tượng ngộ độc.
– Những thực phẩm giàu Protein:
Trong quá trình chiến đấu với căn bệnh, trẻ em trở nên suy yếu, sụt cân nghiêm trọng. Thế nên, người lớn cần bổ sung những thực phẩm giàu chất giúp trẻ tăng sức đề kháng, đẩy nhanh hoạt động của hệ miễn dịch chống lại các tác nhân gây hại.
Dưới đây là những món ăn nên có trong thực đơn của trẻ:
- Gạo, ngũ cốc.
- Thịt gà, thịt vịt.
- Cá, đặc biệt là cá hồi.
- Thịt heo.
- Các loại đậu như đậu hà lan,..
- Đậu phụ.
- Bơ thực vật, bơ đậu phộng.
- Trứng gà.
– Những món ăn dễ tiêu hóa:
Thức ăn cho trẻ bị viêm phế quản nên được chế biến dưới dạng lỏng như cháo, súp, bột loãng,..
– Rau củ xanh và trái cây tươi:
Trong rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ, khoáng chất, các loại vitamin, giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản ở trẻ. Đặc biệt, hàm lượng vitamin E và A có tác dụng nâng cao sức đề kháng, giảm sự kích thích ở thành phế quản, hạn chế triệu chứng khó thở.
Hơn thế nữa, trong những thực phẩm này còn chứa chất kẽm, góp phần làm dịu những va chạm, chữa lành những vết thương ở mô tế bào. Các bố mẹ nên chọn mua các loại rau củ, trái cây như: Cà rốt, bông cải, súp lơ, cam, dưa, táo, húng chanh,…
– Những thực phẩm làm từ sữa:
Sữa cung cấp nhiều vitamin D, E, canxi, protein,… cho cơ thể trẻ, góp phần thúc đẩy quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên, các bố mẹ nên lưu ý không nên cho bé uống sữa quá nhiều, sẽ tăng hàm lượng chất béo, không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, người lớn nên cho bé dùng sữa chua hoặc các thức uống lợi khuẩn khác. Không những bổ sung vitamin E có tác dụng chống oxy hóa mà còn tăng cường men vi sinh giúp trẻ lấy lại sự cân bằng tự nhiên.
Trẻ bị viêm phế quản không nên ăn gì
Bên cạnh việc bổ sung dưỡng chất lợi cho sức khỏe thì bố mẹ cũng phải lưu ý kiêng cử các món ăn độc hại, làm chậm trễ quá trình hồi phục của bé. Dưới đây là những thực phẩm nên loại bỏ khỏi thực đơn của bé:
– Những món ăn cay nóng:
Những món ăn cay nóng sẽ kích thích niêm mạc phế quản, dẫn đến tình trạng viêm nặng hơn. Đồng thời, những gia vị như tiêu, ớt,.. sẽ kéo đến những cơn ho liên tục, cản trở quá trình hồi phục của bé.
– Những món ăn chứa nhiều muối:
Thừa muối sẽ làm gia tăng quá trình tích lũy chất lỏng, dẫn đến việc các mô phế quản tiêu thụ chất lỏng, sản sinh ra các chất nhầy, khiến tình trạng viêm phế quản ngày càng nặng hơn. Các mẹ cũng nên tránh xa những thực phẩm có sẵn chứa nhiều muối như đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp.
– Những thực phẩm chứa đường nhiều:
Trẻ em thường thích ăn những thực phẩm ngọt như kẹo, nước ngọt, bánh ngọt,.. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều trong quá trình bệnh sẽ làm gia tăng lượng đường tinh luyện trong cơ thể. Điều này vô tình tạo nên những hơi thở rít lên, thở khó khăn của bé.
– Những món ăn nhiều dầu mỡ, giàu chất béo:
Thực phẩm giàu chất béo cũng chính là tác nhân gây ra hiện tượng khó thở ở bệnh nhân. Không những tránh xa các món chiên, rán như khoai tây chiên, thịt rán,… mà các loại sữa chứa nhiều calo, chất béo cũng cần hạn chế sử dụng.
– Nước uống có gas:
Riêng đối với những trẻ có triệu chứng tiêu chảy, cần hạn chế sử dụng các thức uống có gas như nước ngọt,..
– Các loại hoa quả hư hỏng, chua chát:
Các mẹ cần tránh xa những loại trái cây có vị chua chát như mận, táo chua,.. vì sẽ khiến tình trạng ho có đờm nặng hơn.
Mong rằng qua bài viết trên, các bố mẹ đã nhận biết được con trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và nên kiêng gì. Đồng thời, thiết lập một chế độ ăn khoa học giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi sức khỏe cho bé.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn