Sâm rừng được biết đến là một cây thuốc quý, có tác dụng thay thế nhân sâm để điều trị một số bệnh. Đồng thời cây sâm rừng còn có công dụng bồi bổ khí huyết, và hệ tim mạch. Do vậy, được nhiều người tin tưởng lựa chọn.
Mục lục:
Tìm hiểu về cây sâm rừng
Cây sâm rừng được biết đến với tên gọi là cây đẳng sâm, là một trong những vị thuốc quý rẻ tiền.Có công dụng hiệu quả để chữa trị một số căn bệnh. Tên khoa học của cây sâm rừng là Campanumoea javanica Blume, thuộc họ hoa chuông.
Cây sâm rừng là loại cây cổ sống lâu năm, leo bằng thân quấn, rễ hình trụ dài, đường kính đạt từ 1.5- 2m, phân nhánh, đầu rễ phình to có nhiều vết sẹo lồi của thân củ. Thông thường chỉ có một rễ trụ mà không có rễ nhánh, càng nhỏ về phía đuôi, lúc tươi có màu trắng, sau khô có màu vàng, có nếp nhăn.
Thân mọc thành từng cum vào mùa xuân, bò trên mặt đất hay leo vào cây khác, thân màu tím sẫm, có lông thưa, ở phần ngọn cây không có lông.
Lá mọc cách hình trứng hoặc hình trứng tròn, phần gân cuống hình tim, mép nguyên, màu xanh hơi pha vàng, mặt trên có lông nhung, mặt dưới màu trắng xám nhẫn hoặc có lông dải dác, đuôi lá nhọn. Với chiều dài từ 3-8cm, rộng 2- 4cm.
Hoa màu xanh nhạt, mọc riêng ở các kẽ nách lá, có cuống dài, đài tràng hình chuông, có 5 phiến hẹp, 5 cánh có vân màu tím ở họng, lúc sắp rụng có màu vàng nhạt, chia làm 5 thùy, nhụy 5, chỉ nhụy hơi dẹt, bao phấn đính gốc.
Khi bổ đôi quả sẽ thấy hình chùy tròn, 3 tâm bì, đầu hơi bằng, có đài ngắn, lúc chín thì nứt ra, có nhiều hạt màu nâu nhẵn bóng.
Rễ cây sâm rừng
Phần rễ cây sâm rừng được sử dụng là chủ yếu, rễ có hình trụ tròn hơi uốn cong, bề ngoài có màu vàng nhạt đến vàng xám nâu, phía trên của rễ có vết thâm lõm xuống hình tròn, đoạn dưới có nhiều nếp vân ngang. Toàn bộ rễ có nhiều nếp nhăn dọc và rải rác có bì khổng.
Rễ dẻo, mặt cắt ít bằng phẳng, phần vỏ có màu vàng nhạt, phần lõi màu trắng ngà, và có mùi thơm, vị dịu ngọt.
Rễ của cây sâm rừng được sử dụng trong y học cổ truyền, với công dụng hạ huyết áp, tăng hồng cầu và bạch cầu…rễ được thu hoạch vào năm thứ 3- thứ 4 của đời cây, sau đó được phơi khô trước khi sử dụng.
Được biết đến là một vị thuốc quý rẻ tiền của người nghèo, do vậy từ xa xưa mọi người đã biết sử dụng cây nhân sâm rừng để làm thuốc chữa bệnh, cũng như bồi bổ khí huyết. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng sử dụng cây nhân sâm rừng. Do vậy, cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
Cây sâm rừng có tác dụng gì?
Bạn rất thắc mắc không biết cây sâm rừng có tác dụng gì? Theo các chuyên gia thì cây nhân sâm rừng đã trở thành một vị thuốc quý, với rất nhiều công dụng tuyệt vời mang lại.
Cây sâm rừng có tác dụng chống mệt mỏi, tăng cường sự thích nghi của cơ thể đối với môi trường nhiệt độ cao.
Đối với hệ tiêu hóa, thì cây sâm rừng có công dụng tăng cường trương lực của hối tràng, và cường độ co bóp càng tăng nếu tăng nồng độ thuốc.
Với hệ tim mạch thì sâm rừng làm tăng cường độ co bóp của tim, tăng lượng máu cho não, chân và nội tạng.
Đối với máu và hệ thống máu thì sâm rừng có công dụng làm tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, làm giảm số lượng bạch cầu, làm tăng nhanh máu đông khô mà không có tác dụng tán huyết.
Bên cạnh đó, cây sâm rừng có có tác dụng hạ huyết áp, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, kháng viêm, hóa đàm, kháng khuẩn, giảm ho.
Cây sâm rừng là một vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh và phòng ngừa bệnh tật, giúp con người có cơ thể khỏe mạnh và sức đề kháng tốt, do vậy sử dụng sâm rừng ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng.
Một số bài thuốc ngâm rượu với cây sâm rừng
Sâm rừng ngâm rượu: Bạn hãy lấy củ sâm rừng, và rượu trắng, sau đó cho củ sâm rừng vào lọ thủy tinh và đổ rượu trắng vào ngâm trong khoảng 2 tuần là sử dụng được. Mỗi lần dùng 1 chén nhỏ, và ngày uống 2 lần.
Rượu sâm rừng có công dụng bồi bổ khí huyết, giúp cơ thể khỏe mạnh, trị các chứng mệt mỏi, ăn không ngon, lão hóa, mất sức. làm tăng tuổi thọ.
Sâm rừng ngâm rượu tắc kè: Chuẩn bị tắc kè, củ sâm rừng, rượu nếp, trần bì, huyết giác, đường cát. Tất cả các nguyên liệu cho vào bình và ngâm trên 6 tháng là sử dụng được.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn