Đã bao giờ bạn nghe về thuốc Mucosta chưa? Đối với những người đang phải sống chung với những vấn đề về dạ dày, có lẽ Mucosta không phải là thứ quá xa lạ nữa. Bài viết dưới đây xin chia sẻ cùng bạn đọc một số thông tin hữu ích về loại thuốc này.

Thuốc Mucosta chuyên trị các bệnh ở đường tiêu hóa

Mucosta 100mg là thuốc gì

Mucosta là thuốc thuộc nhóm kháng axit, lót dạ dày chuyên điều trị các bệnh về đường tiêu hóa bao gồm viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày cũng như các tình trạng khác.

Thuốc Mucosta 100mg chứa thành phần chính là hoạt chất rebamipide. Nó sẽ làm tăng các glycoprotein trong chất nhầy bao tử, kích thích sự di chuyển và sản sinh của các tế bào đơn biểu, mô tế bào bị tổn thương. Rebamipide cũng kích thích phát triển biểu bì và thụ thể của nó trong niêm mạc dạ dày, vết loét thành dạ dày.

Hình dạng vật lý của thuốc là viên nén, khối lượng 100mg.

Thuốc Mucosta 100mg có tác dụng gì

Thuốc Mucosta chống lại các tổn thương của niêm mạc dạ dày bằng cách tăng hàm lượng prostaglandin E2 và bảo vệ tế bào lớp lót bao tử. 

Thuốc cũng làm tăng lượng chất nhầy dạ dày và kích thích lưu lượng máu cải thiện huyết mạch ở niêm mạc bị suy yếu, do đó giúp ức chế viêm và chữa lành vết loét.

Thuốc Mucosta được chỉ định trong những trường hợp:

Công dụng của thuốc giúp đặc trị các bệnh lót dạ dày tá tràng
  • Loét dạ dày tá tràng.
  • Tổn thương lớp lót bao tử (xói mòn, chảy máu, vết đỏ, phù) trong viêm dạ dày cấp tính.
  • Tình trạng chuyển biến nặng của viêm dạ dày mãn tính.

Xem thêm về thuốc Pepto-bismol điều trị vấn đề tiêu hóa và dạ dày

Tác dụng phụ

Theo các báo cáo y tế, trong khoảng 10.407 bệnh nhân sử dụng thuốc Mucosta thì tỷ lệ phát hiện tác dụng không mong muốn chiếm 0.54% (54 người bệnh). Ở người cao tuổi từ 65 trở lên, tỷ lệ có phản ứng bất thường là 0.59% tức ghi nhận 18 người trên tổng số 3035 ca dùng Mucosta. Một số các tác dụng phụ được tổng hợp dưới đây:

  • Quá mẫn cảm: Phát ban, ngứa.
  •  Tiêu hóa: Khô miệng, táo bón, chướng bụng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau bụng và ợ hơi.
  • Gan: Rối loạn chứng năng gan bao gồm tăng GOT, GTP, GPT và kiềm phosphatase khiến vàng da, chán ăn tuy nhiên hiếm khi xảy ra.
  •  Huyết học: Giảm bạch cầu tuy nhiên hiếm khi xảy ra.
  • Các vấn đề khác: Mồ hôi lạnh, huyết áp giảm, suy hô hấp (sốc), sưng quanh mắt hoặc miệng, nổi mề đay, đau họng, sốt, chảy máu mũi, chảy máu nướu.

Thuốc Mucosta uống trước hay sau ăn

Phần lớn các trường hợp sử dụng thuốc Mucosta đều uống nó trước khi ăn, lúc dạ dày còn rỗng. Tuy nhiên để chắc chắn về vấn đề thời điểm dùng thuốc, bạn nên tham khảo lời khuyến nghị của các bác sĩ và dược sĩ.

Cách dùng thuốc Mucosta

Thận trọng

Trước khi bạn dùng thuốc Mucosta 100mg, bạn nên nói trước với bác sĩ nếu:

  • Bạn đã từng bị dị ứng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước đây.
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào (tránh việc tương tác thuốc) hay chế độ ăn kiêng liên quan.

Trẻ em chưa được nghiên cứu xem liệu có thực sự an toàn khi sử dụng Mucosta, vì vậy bạn cần đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bán sĩ.

Liều dùng

Bạn nên được chẩn đoán về nguyên nhân chính xác của bệnh cũng như tình trạng triệu chứng trước khi uống thuốc Mucosta. Tuân thủ đơn kê của bác sĩ điều trị trong bất kỳ trường hợp nào.

  • Đối với loét dạ dày: Nói chung, với người trưởng thành, hãy uống 1 viên (100mg hoạt chất) mỗi lần, sử dụng 3 lần buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.
  • Đối với tổn thương niêm mạc trong viêm dạ dày cấp tính và tình trạng nặng thêm của viêm bao tử mãn tính: Người lớn uống 1 viên mỗi lần, ba lần sử dụng trong ngày.

Nếu bạn quên liều

Trong trường hợp bạn bỏ lỡ một liều, hãy bổ sung thuốc Mucosta ngay khi bạn nhớ đến. Nếu gần đến thời điểm dùng thuốc kế tiếp, bạn có thể bỏ qua và sử dụng đúng theo lịch đã định. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều để bù lại. Nếu bạn thường xuyên bị quên liều dùng, hãy đặt nhắc nhở với điện thoại cá nhân hoặc yêu cầu sự nhắc nhở từ gia đình. 

Nếu bạn bỏ lỡ quá nhiều, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để thảo luận về những thay đổi lịch điều trị cũng như bổ sung thêm thời gian chữa bệnh cần thiết.

Nếu bạn uống quá liều

Tuyệt đối không sử dụng nhiều hơn liều chỉ định. Uống nhiều thuốc không cải thiện tình trạng bệnh mà đôi khi sẽ gây ngộ độc hoặc làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ. Nếu bạn vô tình uống quá liều, ngay lập tức ngưng ngay việc dùng Mucosta và đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám.

Tương tác thuốc

Thuốc Mucosta Rebamipide 100mg có một chút ức chế với enzyme cytochrome P450.

Rebamipide hầu như không được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng hợp chất không thay đổi. Do đó, thuốc Mucosta không ảnh hưởng nhiều đến chuyển hóa các thuốc khác. 

Liên quan đến việc bạn đang sử dụng thuốc Mucosta đồng thời với chất ức chế H2 hay Warfarin thì Mucosta tuy có tỷ lệ gắn kết protein cao (95%) nhưng nồng độ của nó trong máu lại thấp (200ng/ml). Vì vậy, thuốc ít có khả năng làm tăng nồng độ các thuốc khác trong máu của bạn.

Ngoài ra theo các báo cáo y tế khác, rebamipide trong thuốc không chịu ảnh hưởng của nồng độ axit salicylic huyết tương tại thời điểm dùng aspirin; nồng độ indomethacin huyết thanh tại thời điểm dùng indomethacin, nồng độ 5-FU trong huyết tương và mô khối u tại thời điểm dùng UFT.

Cách bảo quản

Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời và độ ẩm cao. Để xa tầm tay trẻ em.

Xem thêm: Cách chữa bệnh đau dạ dày không cần dùng đến thuốc Tây

Giá thuốc Mucosta 100mg là bao nhiêu?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thuốc Mucosta với nhãn hiệu nhà sản xuất dược phẩm khác nhau. Theo tìm hiểu, giá thuốc bán lẻ một hộp mười vì, mỗi vỉ gồm mười viên có giá dao động khoảng 350.000 VNĐ.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin có ích về thuốc Mucosta. Hãy luôn là một người mua thuốc và dùng thuốc thông thái nhất!