Nhiều người vẫn chưa nhận thức được bệnh viêm phế quản bội nhiễm cho đến khi nghe chẩn đoán từ bác sĩ. Đa phần chúng ta chỉ biết đến bệnh viêm phế quản cấp tính và mãn tính. Để bổ sung kiến thức về căn bệnh này cũng như biết cách phòng ngừa và điều trị, mọi người có thể tham khảo những thông tin sau.
Mục lục:
Viêm phế quản bội nhiễm là bệnh gì?
Viêm phế quản bội nhiễm là một biến chứng của bệnh viêm phế quản trong trường hợp kéo dài quá trình điều trị. Một khi bệnh nhân mắc bệnh viêm phế quản cấp do virus gây nên, đồng nghĩa với việc đường hô hấp đã bị nhiễm trùng.
Lúc này, nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập rồi gây nhiễm trùng lần nữa. Hiện tượng này được gọi là bội nhiễm, do cả hai tác nhân virus và vi khuẩn đồng thời gây nên.
Viêm phế quản do virus và do vi khuẩn khác nhau thế nào
Virus và vi khuẩn đều là hai tác nhân gây ra bệnh viêm phế quản, tuy nhiên vẫn còn nhiều người nhầm lẫn. Thực chất, tác nhân gây bệnh khác nhau, dẫn đến các triệu chứng khác nhau và có từng cách điều trị riêng biệt.
Viêm phế quản bội nhiễm do virus gây nên thường có những biểu hiện khá nhẹ, và có thể được chữa trị tại nhà trong vòng 4-5 ngày. Các triệu chứng chủ yếu là đau đầu, mệt mỏi, ho khan, ho có đờm trắng, chảy mũi, hắt hơi và sốt.
Ngược lại, viêm phế quản do vi khuẩn gây nên không thể tự khỏi mà phải được điều trị theo liệu trình của bác sĩ. Đặc biệt, dạng bệnh này phải qua các xét nghiệm chuyên môn mới xác định được.
Cách tốt nhất để chẩn đoán là xét nghiệm máu xem thử lượng bạch cầu trong máu ngoại vi có tăng không. Người bệnh cũng có thể nghi ngờ nếu thấy khạc đờm có màu xanh, vàng.
Những triệu chứng khác của bệnh viêm quản do vi khuẩn gây ra là: Môi khô, đừ người, lưỡi bẩn, sốt cao, khạc đờm liên tục,…
Tình trạng này nếu không điều trị đúng cách, đúng lúc, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn làm ổ, lây lan đến các bộ phận xung quanh, xâm nhập vào máu tạo ra hiện tượng nhiễm trùng huyết.
Nguyên nhân gây bệnh
Một số nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản bội nhiễm như sau:
- Do sự lây lan qua đường hô hấp như phế cầu khuẩn, tụ cầu, vi khuẩn liên cầu,…
- Hệ miễn dịch, sức đề kháng của người bệnh còn yếu.
- Chậm trễ trong việc điều trị bệnh viêm phế quản do virus gây nên, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào.
Triệu chứng viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm có thể xảy ra với mọi lứa tuổi, người lớn và trẻ em cũng có nguy cơ mắc phải. Đối với trẻ em, các bố mẹ nên đưa bé thăm khám bác sĩ, không được chủ quan điều trị tại nhà.
Để bệnh tình không tiến triển nặng hơn, người bệnh cần tiến hành điều trị kịp lúc. Do đó, bệnh nhân cần nắm được các triệu chứng đặc trưng của bệnh để trình bày với bác sĩ. Cụ thể:
- Ho có đờm, ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày.
- Đau rát cổ họng, khó thở.
- Mệt mỏi, có cảm giác kiệt sức.
- Sốt cao, đau đầu.
- Sụt cân nghiêm trọng.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất
Có hai phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản bội nhiễm như sau:
– Điều trị bằng thuốc Tây
Trong trường hợp này, người bệnh có thể được cho phép dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Những loại thuốc kháng sinh thường được các bác sĩ kê đơn như Amoxicillin, Erythromycin, Cephalexin,… Ngoài ra, người bệnh có thể dùng chung với các loại thuốc an thần, thuốc chống co thắt phế quản, thuốc long đờm,… tùy vào từng trạng thái bệnh lý.
– Điều trị bằng các bài thuốc nam
- Mật ong và gừng: Trước hết đem gừng rửa sạch rồi thái lát mỏng. Người bệnh có thể trực tiếp ăn gừng chấm mật ong hoặc xay nhuyễn gừng rồi trộn chung với mật ong. Liên tục áp dụng phương thuốc này cho đến khi thấy bệnh tình thuyên giảm.
- Quả mơ: Người bệnh lựa chọn quả mơ đã chín, lọc bỏ hạt. Tiếp theo chuẩn bị thêm nước chanh, cam thảo, mật ong, rồi cho tất cả vào đun với 500ml nước. Sau đó chắt lấy nước tiếp tục đun thành cao. Duy trì ngậm cao hai lần mỗi ngày để bài thuốc phát huy hết tác dụng.
- Chanh và đường phèn: Người bệnh pha nước chanh đường phèn sau đó mang ra phơi sương vào buổi tối và uống vào lúc 5 giờ sáng. Kiên trì sử dụng bài thuốc này trong vòng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt.
Cách phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Với những đối tượng chưa mắc bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị viêm phế quản cấp tính do virus gây ra nên tham khảo những biện pháp phòng ngừa sau:
- Đảm bảo môi trường sống thoáng đãng, sạch sẽ, không chứa nhiều bụi bẩn.
- Tập thể dục, rèn luyện thân thể mỗi ngày để tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Hình thành thói quen sống lành mạnh: Nghỉ ngơi hợp lý, ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: không ăn quá nhiều thức ăn cay nóng, bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
- Những ai đang mắc bệnh viêm phế quản cấp thì nên tránh xa thuốc lá để quá trình phục hồi nhanh hơn.
Nhìn chung, bệnh viêm phế quản bội nhiễm có thể được chữa trị dứt điểm nếu người bệnh phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng cách. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên đã phần nào giúp các bạn có nhìn nhận rõ hơn về bệnh. Mong chúc cả bạn và những người xung quanh đều có một đường hô hấp khỏe mạnh, tránh xa căn bệnh này.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn