Suy thận cấp độ mấy thì phải chạy thận? Suy thận là nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm giảm hoặc mất hoàn toàn mức lọc của vi cầu thận. Đây là bệnh lý nghiêm trọng có tỷ lệ tử vong cao. Vì vậy việc xác định rõ các cấp độ của suy thận để có biện pháp xử trí phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Mục lục:
Suy thận cấp độ mấy thì phải chạy thận?
Suy thận thông thường được chia thành 5 cấp độ:
- Suy thận cấp độ 1: Đã có những biểu hiện đầu tiên bệnh thận nhưng chức năng thận vẫn đang ở giới hạn bình thường.
- Suy thận cấp độ 2: Có sự giảm nhẹ chức năng thận.
- Suy thận cấp độ 3: Được chia thành 2 phân nhóm nhỏ là 3A và 3B, trong đó mức độ 3B chức năng thận giảm đáng kể.
- Suy thận cấp độ 4: Giảm mạnh chức năng thận.
- Suy thận độ 5: Suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận chỉ còn dưới 15ml/phút/1,73m2.
Với mỗi cấp độ, người bệnh được áp dụng các phác đồ điều trị khác nhau để đảm bảo hiệu quả tốt nhất với chi phí thấp nhất.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, thay vì chỉ thay đổi chế độ ăn và dùng thuốc như ở giai đoạn đầu của bệnh, thì bệnh nhân suy thận từ cấp độ 3B đến cấp 4, 5 (có sự suy giảm mạnh chức năng thận) nên chạy thận nhân tạo để cải thiện chức năng của cơ thể.
Từ cấp độ cuối này, các đơn vị thận đã không còn đảm bảo chức năng lọc máu, hệ số thanh thải creatinin ở mức dưới 15ml/phút/1,73m2 cơ thể, máu không được lọc gây rối loạn chức năng các cơ quan khác, nhất là não. Các biến chứng sau đó khiến bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, cần có sự hỗ trợ từ công cụ lọc máu bên ngoài cơ thể – chạy thận nhân tạo.
Làm sao biết mình đã đến giai đoạn chạy thận hay chưa?
Như đã nêu ở phần trên, chạy thận nhân tạo giúp bệnh nhân kéo dài sự sống và thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Nhưng việc xác định chính xác giai đoạn cần chạy thận không hề đơn giản, mà cần nhiều thao tác chẩn đoán khác nhau.
Xác định dựa trên các triệu chứng lâm sàng
- Lượng nước tiểu giảm, đôi khi mất khả năng đi tiểu, vô niệu.
- Khó chịu, cơ thể mệt mỏi.
- Đau đầu, tập trung kém, dễ nhầm lẫn.
- Ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, nôn mửa.
- Ngứa ngoài da, da khô, da thay đổi màu sắc bất thường.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
- Có cảm giác đau trong xương.
Bên cạnh các dấu hiệu trên, người bệnh có thể có một số biểu hiện khác như:
- Chân tay, cơ thể dễ bị bầm tím, tê, sưng phù chân tay
- Chảy máu cam
- Hơi thở có mùi, hay khát, nấc nghẹn
- Ở bệnh nhân nữ, chu kỳ kinh nguyệt không ổn định
- Xuất hiện các vấn đề liên quan đến giấc ngủ như khó thở, ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không yên lúc ngủ (RLS).
- Suy giảm ham muốn, rối loạn chức năng sinh lý
- Ở một số bệnh nhân, các bệnh lý mắc kèm khiến nguy cơ suy thận tiến triển thành giai đoạn cuối cao hơn và khả năng phải chạy thận nhân tạo cũng cao hơn. Cụ thể:
- Các bệnh lý liên quan đến thận: Bệnh nhân thận đa nang, viêm thận kẽ, viêm bể thận, hội chứng alport, bệnh lupus tự miễn.
- Bệnh lý khác: Đái tháo đường, huyết áp cao.
Những người trong gia đình có người từng suy thận giai đoạn cuối thì khả năng bệnh tiến triển thành giai đoạn cuối và phải chạy thận cũng cao hơn những đối tượng khác.
Xác định dựa trên các thông số xét nghiệm
Các triệu chứng lâm sàng tuy điển hình ở suy thận, nhưng cũng rất dễ nhầm lẫn và không có giới hạn rõ ràng ở từng mức độ suy thận khác nhau. Do đó, để biết chính xác bản thân đang ở giai đoạn mấy của suy thận và đã cần chạy thận hay chưa, người bệnh nên được tiến hành các xét nghiệm và nhận sự tư vấn của bác sĩ để xác định chính xác.
- Đo mức lọc cầu thận (GFR- đơn vị đo ml/phút/1,73m2): Đo mức lọc cầu thận giúp xác định chính xác khả năng làm việc của thận đang ở mức độ nào, giúp phân loại giai đoạn suy thận hiệu quả. Cụ thể, suy thận: Giai đoạn 1 (GFR lớn hơn 90), giai đoạn 2 (GFR từ 60 đến 89), giai đoạn 3 (3A có GFR từ 45 đến 59, 3B có RFG từ 30 đến 44), giai đoạn 4 (GFR từ 15 đến 29) và giai đoạn 5 (GFR chỉ nhỏ hơn 15).
- Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra chức năng thận bằng cách phát hiện và đo lường sự xuất hiện của protein và máu trong nước tiểu. Các thành phần này xuất hiện càng nhiều, chức năng thận càng kém.
- Đo creatinin huyết thanh: Creatinin là chất cần được đào thải ra ngoài cơ thể bởi thận. Sự xuất hiện nhiều hay ít của chúng trong máu giúp kết luận chức năng thận có đang ổn định và hiệu quả hay không.
- Xét nghiệm ure máu: Đo lường lượng ure trong máu, qua đó xác định giai đoạn suy thận.
Qua các phương pháp xác định trên, bác sĩ sẽ đưa ra nhận định về tình hình bệnh và chỉ định chạy thận nếu phù hợp với giai đoạn.
Chạy thận nhân tạo vốn là thao tác cần thực hiện trong thời gian dài, nhiều tháng, thậm chí nhiều năm và tốn không ít chi phí. Do đó, xác định được chính xác khi nào cần chạy thận nhân tạo giúp người bệnh không chỉ kéo dài sự sống mà còn tiết kiệm chi phí điều trị.
Hy vọng, bài viết trên đã giúp bạn đọc biết được suy thận cấp độ mấy thì phải chạy thận và biết cách xác định khi nào bản thân cần chạy thận nhân tạo. Bên cạnh chạy thận, chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng, hãy thay đổi chế độ ăn phù hợp để quá trình điều trị hiệu quả hơn bạn nhé.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn