“Suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu?” Điều này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như sức khỏe của bệnh nhân, giai đoạn phát triển của bệnh cùng với phác đồ điều trị.
Mục lục:
Bệnh nhân suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu?
Suy thận cấp độ 5 hay còn gọi là suy thận giai đoạn cuối. Ở giai đoạn này thận chỉ còn 10% khả năng hoạt động bình thường. Đồng nghĩa với việc chức năng thận hầu như không còn hiệu quả nữa, khả năng trao đổi chất và đào thải các độc tố, cặn bã trong cơ thể ra ngoài cũng rất yếu.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Cao Luận, nguyên Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu là câu trả lời phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau.
- Ở giai đoạn này bệnh nhân bắt buộc phải duy trì lọc máu hoặc ghép thận thì mới có thể duy trì sự sống. Nếu được điều trị thích hợp, bệnh nhân có khả năng sống được nhiều năm nữa.
- Sức khỏe, thể trạng của mỗi bệnh nhân cũng sẽ quyết định đến thời gian sống khác nhau.
- Trong quá trình điều trị người bệnh cần giữ cho mình một tinh thần lạc quan và liên tục theo dõi tình hình sức khỏe, cũng như tình trạng bệnh để có những phương pháp điều trị bệnh kịp thời nhất.
- Chế độ dinh dưỡng phù hợp, môi trường sống của người bệnh phải luôn được sạch sẽ, thoải mái và thoáng mát.
Suy thận cấp độ 5 có chữa được không?
Ở giai đoạn cuối, khi chức năng tạng thận thuyên giảm hoàn toàn, bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành các biện pháp điều trị khác để duy trì sự sống.
Hiện nay, có 3 giải pháp điều trị bệnh suy thận là: Lọc máu (chạy thận nhân tạo), ghép tạng thận và lọc vùng màng bụng.
Phương pháp chạy thận nhân tạo:
Chạy thận nhân tạo là hình thức lọc máu ngoài cơ thể đối với những người suy thận. Phương thức chạy thận nhân tạo như một vòng tuần hoàn phải trải qua rất nhiều bước chặt chẽ, gồm máy lọc thận, kim ra và kim vào.
Một kim để truyền dẫn máu đi qua màng lọc hay còn gọi là quả lọc với chất thẩm tách (gồm chất điện giải và nước siêu tinh khiết) nhằm lọc sạch máu, đào thải các chất độc hại và nước dư thừa. Máu sau khi được lọc sạch sẽ được truyền dẫn trở lại vào cơ thể thông qua kim còn lại.
Mỗi người bệnh sẽ có hệ thống lọc thận riêng biệt, ghi rõ họ tên và ngày tháng sử dụng. Sau mỗi quá trình, quả lọc thận sẽ được ngâm trong dung dịch tiệt trùng sau đó rửa lại bằng nước tinh khiết trước khi dùng cho lần kế tiếp. Bệnh nhân sẽ được thay quả lọc thận định kỳ sau 3 đến 6 lần lọc.
Đối với phương pháp người bệnh cần bỏ thời gian để đến bệnh viện áp dụng 3 lần/tuần, phụ thuộc vào thể trạng của bệnh nhân mà mỗi lần chạy thận có thể kéo dài từ 4 đến 6 tiếng. Những ngày không chạy thận người bệnh có thể tham gia sinh hoạt như bình thường, không cần kiêng gì.
Chạy thận nhân tạo đòi hỏi bệnh nhân có chế độ ăn uống hợp lý, đặc biệt không được sử dụng thực phẩm nhiều Kali, việc dùng nước cần tiết kiệm. Tuyệt đối không sử dụng chung máy chạy thận vì có khả năng lây nhiễm viêm gan C cao.
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo còn có nguy cơ đối mặt với nhiều tai biến về tim mạch, thần kinh, xương khớp… đặc biệt ở những người bệnh lọc máu lâu năm.
Phương pháp chạy thận nhân tạo không chỉ gây tốn kém tiền bạc mà còn khiến bệnh nhân đau đớn vô cùng. Nhiều người bệnh vì không đủ kinh phí lọc máu đến hết đời nên phải chấp nhận dừng lại sự sống.
Phương pháp ghép thận:
Phương pháp ghép tạng thận là quá trình cấy ghép 1 bên thận khỏe mạnh từ người hiến tạng đang sống hoặc chết cho người suy thận cấp mạn tính. Theo đó nếu thận được lấy từ người cùng huyết thống thì có tỷ lệ ghép thận thành công hơn so với người lạ.
Bệnh nhân được ghép thận có thể sống thêm khoảng vài chục năm nếu điều kiện đủ kinh phí ghép thận, có nguồn thận hiến và tương thích với nội tạng mới. Sau quá trình ghép thận thành công thì bệnh nhân sẽ có sức khỏe ổn định, sinh hoạt, lao động bình thường.
Nói thì dễ nhưng thực ra việc tìm được tạng thận phù hợp với bệnh nhân rất khó và khan hiếm. Và hơn nữa quá trình ghép thận thực ra rất phức tạp và đòi hỏi người bệnh cần có sức khỏe tốt để thực hiện. Vì thế nguy cơ sau khi ghép thận chúng tự đào thải ra ngoài là điều rất dễ mắc phải.
Phương pháp lọc màng bụng:
Đây là phương pháp sử dụng màng lọc tự nhiên của chính cơ thể người bệnh thay vì dùng màng lọc nhân tạo như trong phương pháp thận nhân tạo. Màng lọc ở đây chính là lớp màng, được lót bên trong ổ bụng, còn được gọi là màng bụng của bệnh nhân.
Lọc màng bụng là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện và bệnh nhân có thể được hướng dẫn để áp dụng tại nhà. Phương pháp này thích hợp với bệnh nhân ở xa bệnh viện. Hàng tháng người bệnh chạy thận chỉ cần đến Cơ sở Y tế tái khám và nhận dịch để về thực hiện tiếp (trong khi người bệnh chạy thận nhân tạo phải đến viện 15-16 lần/tháng).
Với phương pháp này bệnh nhân không phải thực hiện chế độ ăn nghiêm ngặt như khi lọc máu bằng chạy thận nhân tạo. Bệnh nhân có thể ăn nhiều rau và trái cây để bù lượng kali bị mất trong quá trình lọc, chất lượng cuộc sống được cải thiện nhiều.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối việc giữ gìn vệ sinh để tránh xảy ra nhiễm trùng vì phương pháp này luôn cần mang một ống thông ở trên người.
Nhìn chung, suy thận cấp độ 5 sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị cũng như may mắn của người bệnh. Bởi lúc này, việc cấp bách nhất là lựa chọn đúng cơ sở khám chữa, điều trị phù hợp cũng như phương pháp tốt nhất để điều trị.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn