Thuốc trị rối loạn tiêu hóa có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, từ đó tránh được nguy cơ tình trạng này xảy ra kéo dài. Với những ai còn đang thắc mắc: “rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì?” thì bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó.
Mục lục:
Thuốc trị rối loạn tiêu hóa theo dân gian
Bài thuốc từ sọ dừa
Chuẩn bị sọ dừa sao đen, sau đó tiến hành tán nhuyễn thành bột mịn, tiếp theo cho vào một chiếc lọ rồi đậy kín. Mỗi lần sử dụng từ 10-15gr đem hòa với nước sôi để ấm rồi uống. Bài thuốc này sẽ rất hiệu nghiệm đối với việc giải quyết nhanh các chứng no hơi, rối loạn tiêu hóa.
Bài thuốc từ bột quế
Sử dụng 4gr bột quế cùng với một chút nước sôi để ấm rồi uống. Bài thuốc này sẽ có công dụng chữa trị các chứng đầy bụng, chướng hơi, no hơi, tiêu chảy, bụng dạ lạnh.
Bài thuốc từ muối rang chín
Chuẩn bị một ít muối rồi đem rang chín, sau đó đem muối đó hòa cùng với nước để uống. Chú ý là không nên để nước quá mặn để dễ uống hơn. Bài thuốc này đặc trị chứng óc ách khó chịu và đầy hơi chướng bụng.
Bài thuốc từ lá khổ sâm
Đây là bài thuốc đặc trị đi tiêu phân lỏng do rối loạn tiêu hóa được rất nhiều người sử dụng.
Chuẩn bị nguyên liệu: Lấy 5g bột lá khổ sâm, bột sắn dây, nước gạo nếp rang, 1g bột búp ổi, 2g bột nụ sim.
Cách thực hiện: Sao các loại lá lên, sau đó tán bột, rồi trộn đều 10g lá với nước được nấu từ 20g gạo nếp và 20g bột sắn. Mỗi ngày uống thành 2 lần chia đều ra.
Bài thuốc từ riềng chữa rối loạn tiêu hóa
Công dụng: trị các chứng đau bụng âm ỉ kéo dài, sôi bụng, đầy bụng, chán ăn, đi ngoài phân loãng vì tì vị hư, ăn chậm tiêu.
Chuẩn bị nguyên liệu: gừng khô 10g, củ mài 10g, phòng đẳng 30g, Riềng 40g đã được sấy khô và tán bột.
Cách làm: đem tất cả những nguyên liệu rồi đem sao giòn, vo thành dạng viên và tán thành bột mịn. Đem bột củ mài bao ở bên ngoài và đen sấy khô để sử dụng dần. Mỗi ngày bạn hãy uống khoảng 5g chia thành 3 lần.
Bài thuốc từ tỏi
Chuẩn bị các nguyên liệu gồm 2 củ tỏi, 3 quả bồ kết, một ít xà phòng.
Cách làm: lấy củ tỏi đã nướng, tiếp theo đem giã nát rồi đắp vào rốn. Lấy bồ kết đốt tồn tính đem trộn với xà phòng rồi nhét vào hậu môn, mỗi ngày làm từ 1-2 lần.
Cách sử dụng: Loại bột này mỗi ngày sử dụng 3 lần, mỗi lần hãy dùng 20gr đem pha với nước sôi còn ấm, sử dụng vài ngày sẽ thấy được sự hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc từ dây khổ qua trị rối loạn tiêu hóa
Chuẩn bị 100g dây khổ qua cùng với một ít vỏ của quả lựu đem nấu với một nửa lít nước, khi nấu còn một phần tư lít nước sẽ chia thành 2 lần để uống trong ngày, hãy kiên trì thực hiện uống thuốc 3-5 ngày. Trong trường hợp bị rối loạn tiêu hóa kèm theo đại tiện phân lỏng, bạn hãy sử dụng lá ổi, lá chè tươi, lá bưởi (mỗi loại khoảng 100g) đem phơi ở trong bóng mát cho đến khi nào khô thì sao thơm, rồi tán thành bột mịn.
Bài thuốc đông y
Chuẩn bị nguyên liệu: 50g ý dĩ, 100gr hoài sơn cùng với một ít đường phèn sử dụng cho một người.
Cách thực hiện: ý dĩ đem luộc sôi, rồi bỏ nước, ý dĩ đem nấu chung cùng với hoài sơn để sử dụng. Trước mỗi khi dùng hãy cho thêm vào một chút đường phèn sao cho vừa ăn thì thôi.
Thuốc Tây đặc trị rối loạn tiêu hóa
Thuốc kháng axit
- Natri bicarbonate (Seltzer-Alka)
- Bismuth subsalicylate (Bismol-Pepto)
- Canxi cacbonat (Rolaids, Tums, Chooz)
- Hydroxit nhôm, (Mylanta, Maalox) magie hydroxit
Thuốc ức chế bơm Proton
- Pantoprozole (Protonix)
- Omeprazole (Prilosec)
- Rabeprazole (Aciphex)
- Lansoprazole (Prevacid)
- Esomeprazole (Nexium)
Thuốc chẹn histamine 2
- Cimetidine (Tagamet)
- Ranitidine hydrochloride (Zantac)
- Famotidine (Pepcid)
- Nizatidine (Axid)
Nhiều người bị rối loạn tiêu hóa, đặc biệt mắc phải các chứng ợ nóng do bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) gây ra. Hiện tượng loét dạ dày có thể xảy ra, thông thường là do những loại thuốc được dùng trong điều trị bệnh lupus, gồm NSAID và steroid. Các triệu chứng ợ nóng thường xuyên hay khó tiêu do axit có thể được chữa trị bằng các loại thuốc kháng axit không kê đơn, như Mylanta, Rolaids, Maalox, Pepto-Bismol, Tums, hoặc Chooz.
Bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng một vài loại thuốc kháng axit trong chế độ điều trị của bạn ngoài các dạng thuốc GI khác. Thuốc kháng axit còn chứa muối cơ bản (ion), tương tác và trung hòa axit trong dạ dày của bạn khi tiếp xúc. Một số thuốc kháng axit cũng chứa simethicon, giúp làm giảm các triệu chứng của dạ dày. Thuốc kháng axit có hiệu quả khi được sử dụng để điều trị các triệu chứng không thường xuyên, nhưng bạn nên cố gắng tránh chứng ợ nóng và khó tiêu axit hoàn toàn bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn, giữ thẳng đứng sau khi ăn và cắt giảm lượng caffeine. Nếu chứng ợ nóng và trào ngược axit kéo dài (ví dụ, trong hơn hai tuần), bạn nên nói chuyện với bác sĩ, vì các triệu chứng ợ nóng của bạn có thể là một phần của vấn đề lớn hơn.
Nếu bạn bị ợ nóng, axit dạ dày hoặc loét kéo dài, bác sĩ có thể kê toa thuốc ức chế bơm proton (PPI) , như Nexium, Prevacid, Prilosec, Protonix hoặc Aciphex. Những loại thuốc này được sử dụng để điều trị những người bị ợ nóng, loét dạ dày hoặc ruột, hoặc axit dạ dày dư thừa. Thuốc ức chế bơm proton làm giảm axit bằng cách tắt các máy bơm nhỏ trong các tế bào trong dạ dày của bạn tiết ra nó. Bằng chứng cũng cho thấy PPI có thể ức chế Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn có thể gây loét dạ dày, viêm dạ dày và các vấn đề về đường tiêu hóa khác. Hầu hết các PPI đều có dạng thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn, nhưng pantoprazole (Protonix) cũng có thể được tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện cho những người nhập viện vì loét chảy máu. Uống PPI làm giảm khả năng loét hoặc xuất huyết tiêu hóa sẽ xảy ra lần nữa.
Bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc chẹn histamine 2 cho các triệu chứng GERD, viêm thực quản hoặc loét dạ dày. Mặc dù cả hai chất ức chế PPI và H2 đều ngăn chặn việc sản xuất axit trong dạ dày của bạn, chúng hoạt động theo những cách khác nhau và trong những khoảng thời gian khác nhau.