Rối loạn tiêu hóa là sự co thắt bất thường ở các cơ vòng trong hệ tiêu hóa khiến cho người bệnh mắc phải các vấn đề rối loạn đại tiện và đau bụng. Tuy hội chứng này không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng mà chỉ đem lại những cảm giác khó chịu nhưng người bệnh cũng cần có những cách cải thiện nhanh tránh để nó kéo dài.
Mục lục:
Triệu chứng
Bất cứ sự cố nào xảy ra từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc quá trình tiêu hóa các thức ăn nạp vào cơ thể đều được gọi là hội chứng rối loạn tiêu hóa. Đôi khi các rối loạn xảy ra đồng thời ảnh hưởng tới một số bộ phận trong hệ thống tiêu hóa, trong khi thông thường mỗi rối loạn chỉ ảnh hưởng tới 1 bộ phận hay cơ quan nào đó.
Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thông thường gồm có:
- Cảm giác đau bụng âm ỉ: Đau bụng chính là triệu chứng đặc trưng nhất của rối loạn tiêu hóa, bất cứ bệnh nhân nào cũng gặp phải đầu tiên. Các cơn đau bụng âm ỉ thường xuất hiện ở vùng bụng trên hoặc đôi khi lại bị đau ở bụng dưới tùy thuộc vị trí bị tổn thương. Đau bụng và nhức thường hay xảy ra sau khi ăn đồ cay nóng, ăn quá no hoặc khi bị ngộ độc thực phẩm.
- Rối loạn đại tiện: Khi bị rối loạn tiêu hóa các chức năng đào thải trong cơ thể có các thay đổi bất thường. Bệnh nhân sẽ nhận được các triệu chứng rối loạn tiêu điển hình là đi đại tiện nhiều hơn kèm theo tiêu chảy hay táo bón kéo dài. Buồn đại tiện sau khi ăn no cũng là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rõ rệt.
- Khó tiêu, đầy bụng: Hội chứng này khiến cho bụng của bệnh nhân thường rơi vào tình trạng khó chịu, ì ạch, chướng hơi thường xảy ra sau khi ăn. Sở dĩ cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên là do thức ăn thể tiêu hóa hết nên sẽ ứ đọng trong ruột và dạ dày gây ra cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
- Ợ nóng, ợ hơi: Nếu như tình trạng ợ hơi, ợ nóng xuất hiện ngay cả khi bạn đang đói hoặc sau khi bạn ăn no thì rất có thể bạn đã mắc phải chứng rối loạn tiêu hóa.
- Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn và thường nôn khan thường xuất hiện sau khi ăn no.
- Triệu chứng khác: Miệng hôi và đắng, sụt cân, chán ăn, cơ thể mệt mỏi.
Kết luận
Các triệu chứng điển hình ở người bị rối loạn tiêu hóa là rối loạn đại tiện kèm đau bụng. Nếu như các cơn đau chỉ thoáng qua, nhẹ nhàng thì chỉ là một sự tổn thương tổn nhẹ, không gây quá nhiều khó chịu. Nhưng khi tình trạng đầy bụng xuất hiện cùng dấu hiệu khó tiêu, chướng bụng, chán ăn, sụt cân, đi ngoài ra máu tươi, đi ra phân lúc táo lúc lỏng xen kẽ thì bạn hãy nên đến bệnh viện để thăm khám. Trường hợp này cần nội soi đại tràng, trực tràng để xác định chính xác tình trạng bệnh
Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa trên có thể thấy ở cả trẻ em hoặc người lớn. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em thông thường là vì polyp trực tràng hoặc nứt kẽ hậu môn.
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa
Trước khi đi vào phần nguyên nhân, các bạn cần hiểu rõ rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ dùng để chỉ chung cho nhiều triệu chứng khác nhau như tiêu chảy, táo bón, ngộ độc thực phẩm,…Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa rất đa dạng, nguyên nhân quan trọng mà nhiều người gặp phải là bệnh nhân có tiền sử bị bệnh đại tràng.
Theo các nghiên cứu trong thời gian gần đây, người ta phát hiện ra rằng rối loạn tiêu hóa bị xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm sự bài tiết từ chất serotonin tại nơi tiết hợp thần kinh dọc theo hệ thống tiêu hóa đóng một vai trò làm chính yếu. Một số giả thuyết khác cho rằng với lượng khí methane thặng dư ở trong phần ruột già (hoặc ruột non) gây ra rối loạn tiêu hóa.
Bệnh viêm đại tràng thường do nguyên nhân lỵ trực trùng Shigella có thể đã điều trị nhưng chưa hết, trường hợp khác là bệnh nhân bị lỵ amip gây dẫn đến bệnh viêm đại tràng. Các trường hợp mỗi lần lo lắng hay buồn phiền thì bệnh nhân lại muốn đại tiện thì người ta gọi là hội chứng đại tràng kích thích. Tất cả các triệu chứng trên đều có thể được gọi chung là rối loạn tiêu hóa.
Ngoài một số bệnh về đại tràng thì những nguyên nhân sau cũng có thể gây ra rối loạn tiêu hóa:
- Lượng vi khuẩn có hại và lợi khuẩn bị mất cân bằng
- Chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
- Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh
- Thường xuyên sử dụng bia, rượu
- Mắc một số bệnh lý liên quan đến dạ dày
Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không
Hội chứng rối loạn tiêu hóa không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại đem đến rất nhiều phiền toái cho người nào không may mắc phải. Khi bị các triệu chứng rối loạn tiêu hóa hành hạ sẽ gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc cũng như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nếu như để tình trạng kéo dài mà không được chữa trị kịp thời, đúng hướng, rối loạn tiêu hóa sẽ trở nên nghiêm trọng và khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng do tiêu chảy quá nhiều gây chán ăn, mệt mỏi, sụt cân. Nặng hơn là khi cơ thể có thể mắc ung thư đường ruột, viêm đại tràng, trĩ, viêm ruột do hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng trong thời gian. Nếu để điều này xảy ra thì việc điều trị sẽ gặp vô cùng nhiều khó khăn, tốn thời gian và công sức.
Điều trị rối loạn tiêu hóa
Các biện pháp chữa trị rối loạn tiêu hóa phụ thuộc nhiều nguyên nhân gây ra nó. Nếu như tác nhân gây bệnh là vì viêm loét dạ dày, tá tràng thì thông thường người bệnh sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh liều cao để có thể chữa dứt điểm ngay từ đầu. Ngoài ra bệnh nhân cũng cần kết hợp sử dụng những loại thuốc khác để giúp làm lành những tổn thương do loét dạ dày gây ra thông qua việc tăng cường bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Việc bổ sung thêm các lợi khuẩn cũng là một giải pháp cần thiết. Bổ sung lợi khuẩn giúp chất nhầy trong dạ dày tăng thêm, các tế bào biểu mô được tăng sinh. Lợi khuẩn còn có công dụng tiêu thụ hết những sản phẩm tiêu hóa bị dư thừa ở trong ống tiêu hóa để giúp vận động ở hệ tiêu hóa quay về trạng thái bình thường
Sử dụng thuốc rối loạn tiêu hóa khi nào?
Tùy theo tình trạng cụ thể của từng cá nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương án chữa trị với nhiều loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên đối với trường hợp người bệnh rối loạn tiêu hóa, thuốc không phải là tác nhân điều trị chính mà nó chỉ đóng một vai trò phụ mà thôi. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đối với những trường hợp bị rối loạn tiêu hóa nhẹ mà chỉ nên sử dụng trong các trường hợp bị nặng và cần thiết phải sử dụng thuốc.
Các loại thuốc điển hình thường được sử dụng như hyoscyamine sulfate (levsin), dicyclomine HCl (Sudopam Tablet) có thể làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng kèm tiêu chảy. Rối loạn tiêu hóa có xu hướng thay đổi theo các chu kỳ từ tiêu chảy tới táo bón, nên người bệnh thường sử dụng thuốc cầm loperamide (imodium) hay diphenoxylate (lomotil) lúc bị tiêu chảy và sử dụng thuốc sổ lúc bị táo bón. Các bệnh nhân khác bị rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện tiêu chảy thường cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng thuốc amitriptyline (elavil).
Kết luận: Tuy một số thuốc khi sử dụng sẽ làm thuyên giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa khá đáng kể, tuy nhiên việc chữa trị có thành công hay không còn phụ thuộc chủ yếu vào chế độ ăn uống của người bệnh.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn