Phù trong hội chứng thận hư là một trong những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng liên quan tới sự thương tổn nặng nề chức năng của thận. Việc điều trị hội chứng này thường không dứt điểm hoàn toàn chỉ hỗ trợ ngăn ngừa, giảm triệu chứng, làm chậm tiến triển tổn thương thận nặng hơn nữa.
Mục lục:
Phù trong hội chứng thận hư là gì?
Hội chứng thận hư là tình trạng bất thường chức năng của thận khi bài tiết quá nhiều protein cùng nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bình thường, thận có chức năng lọc máu, loại bỏ các chất cặn bã, giữ lại những chất dinh dưỡng cho cơ thể để phát triển và sửa chữa. Tuy nhiên, khi bị thận hư, các chức năng trên đều không diễn ra suôn sẻ nữa.
Phù là triệu chứng điển hình thường gặp nhất mà tổn thương chức năng thận gây ra. Phù là dấu hiệu khởi phát khiến người bệnh cảm thấy khối lượng cơ thể nặng hơn mặc dù không ăn uống bồi bổ gì đáng kể. Những biểu hiện phù xuất hiện kèm theo nhiều triệu chứng khác như: mệt mỏi, lờ đờ, cảm giác nặng mặt, sưng nề quanh mắt, đặc biệt là bàn chân và mắt cá.
Phù trong hội chứng thận hư có nguy hiểm không?
Phù tiềm ẩn đằng sau nó là vô vàn những căn bệnh nguy hiểm: xơ gan, suy dinh dưỡng, các bệnh tổn thương thận… Nó ảnh hưởng rất lớn đối với tình trạng sức khỏe mỗi người bệnh.
Sẽ rất nguy hiểm nếu dấu hiệu phù cùng những triệu chứng khác của hội chứng thận hư không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Người bệnh chủ quan, không tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh sẽ dẫn đến biến chứng hết sức khó khăn.
Nguyên nhân gây phù trong hội chứng thận hư
Hội chứng thận hư xảy ra khi các mao mạch bị rò rỉ, mất albumin nhiều qua nước tiểu gây giảm albumin máu nặng. Lúc này, thận giữ lại nhiều natri và nước hơn bình thường. Chính vì thế, lượng nước lưu thông trong cơ thể tăng lên, các mao mạch tiếp tục rò rỉ nhiều hơn vào mô kẽ, gây ứ đọng nước dẫn đến phù. Các tiểu cầu của thận tổn thương, không thể giữ lại protein máu (albumin) lọc luôn cùng theo nước tiểu ra ngoài cơ thể gọi là hội chứng thận hư.
- Bệnh tiểu đường: Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tổn thương cầu thận giảm chức năng lọc máu, giữ lại protein ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe người bệnh.
- Suy dinh dưỡng: Do lượng protein thoát ra ngoài khiến tình trạng cơ thể cảm thấy mệt mỏi, người phù toàn thân nên khó phát hiện.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Tổn thương gây phá hủy cầu thận bằng các phản ứng viêm, tiến triển đến hội chứng thận hư.
- Cục máu đông: Xảy ra khi cục máu đông chặn vào tĩnh mạch nối với thận.
- Do nhiễm độc: Nhiễm phải độc tố của rắn gây suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể.
- Bệnh thay đổi tối thiểu: Là nguyên nhân phổ biến gây tổn thương dẫn đến hội chứng thận hư ở trẻ em.
- Viêm cầu thận cấp: Khiến cơ thể bị phù, cầu thận không lọc máu hấp thu protein, đào thải hết ra ngoài.
Cách điều trị phù trong hội chứng thận hư
Thay đổi chế độ ăn uống
Để điều trị hiệu quả triệu chứng phù trong hội chứng thận hư, người bệnh cần phải lưu ý và thực hiện những biện pháp sau:
- Chế độ ăn hàng ngày nên giảm muối trong khẩu phần ăn, thực hiện ăn nhạt, duy trì một lượng ít muối theo đúng liệu pháp mà bác sĩ đưa ra.
- Bổ sung lượng đạm thoát ra khỏi cơ thể bằng việc truyền đạm theo đúng chỉ định mức độ từ bác sĩ.
- Bổ sung lượng nước tương đương với lượng nước tiểu thải ra mỗi ngày.
- Điều trị tăng huyết áp cũng làm giảm triệu chứng vì đó là nguyên nhân dẫn đến phù trong hội chứng suy thận.
- Điều trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu để hỗ trợ tiêu giảm triệu chứng.
- Không nên nằm nhiều mà tập thể dục thường xuyên.
Bên cạnh đó, việc tránh một số các loại thực phẩm phòng chống bị phù cũng khá quan trọng:
- Thịt động vật không nên ăn quá nhiều vì lượng protein có trong nó cao, hàm lượng purin và cholesterol ở thận lợn cũng vậy.
- Hải sản cũng nên kiêng vì chúng tạo gánh nặng cho thận hoạt động nhiều hơn.
- Một số loại hoa quả nên kiêng như chuối và cam.
Sử dụng các bài thuốc dân gian để điều trị phù trong hội chứng thận hư
Cây nhọ nồi và đỗ đen
Đây là hai loại thảo dược quý trong dân gian có tác dụng chữa hội chứng thận hư. Dùng các loại thảo dược đem rửa sạch, thái nhỏ để khô. Lấy cây nhọ nồi 30g đã được sao vàng và đỗ đen 40g rang cháy với 2l nước, nấu sôi 15 phút chắt nước rồi uống cả ngày.
Cây kim tiền thảo
Lấy 20 – 30g kim tiền thảo, rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi đun với nước khoảng 60 phút, sau đó chắt lấy nước rồi uống mỗi ngày.
Râu ngô
Râu ngô là nguyên liệu thân thuộc với vị ngọt, tính mát. Thảo dược này chuyên dùng để chữa các bệnh thận. Bạn chỉ cần lấy 10g râu ngô đem hãm 30 phút với 200ml nước chắt ra rồi uống mỗi ngày.
Cây rau răm:
Dùng một nắm rau răm rửa sạch ngâm với nước muối, để cho ráo nước rồi đem đi giã lấy nước uống.
Phù trong hội chứng thận hư sẽ được cải thiện tốt hơn nếu người bệnh tuân thủ theo đúng chỉ dẫn hướng điều trị mà bác sĩ đưa ra bên cạnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Có như vậy, chất lượng cuộc sống của chính người bệnh sẽ tốt đẹp hơn.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn