Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp và mạn hoàn toàn khác nhau. Bạn đọc hãy tham khảo bài viết bên dưới để biết cách chẩn đoán tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Phác đồ điều trị viêm phế quản cấp tính

Định nghĩa: Đây tình trạng nhiễm trùng cấp tính của các phế quản, thường gặp trong đời sống hàng ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, có thể do vi khuẩn hoặc virus. Bệnh thường tiến triển lành tính và không để lại biến chứng nguy hiểm.

Lâm sàng

Bệnh hay gặp vào mùa đông. Khởi phát bắt đầu từ từ với biểu hiện của viêm hô hấp trên, gồm các triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc vừa, sổ mũi nước, hắt hơi, đau rát vùng họng, có thể viêm xoang, viêm tai giữa và sau đó xuống tận khí quản – phế quản. Đôi khi bệnh bắt đầu một cách rầm rộ: Sốt cao, ho nhiều, ho khạc đàm, có thể lẫn máu.

Tổn thương phế quản qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn khô và giai đoạn ướt.

Giai đoạn khô:

  • Bệnh nhân có triệu chứng bỏng rát sau xương ức, càng ho càng tăng.
  • Ho khan ít hoặc dai dẳng, có thể khàn tiếng.
  • Thường sốt ở mức trung bình khoảng 380C. Nhức đầu, mệt mỏi, biếng ăn, đau mỏi lưng, đau đầu, đau ngực có nguồn gốc do cơ và những cơn ho liên tục.
  • Khám phổi: Lúc đầu bình thường, sau nghe ran ẩm và ran nổ.
Ho khan, ho dai dẳng là một triệu chứng thường xuyên bắt gặp ở giai đoạn này.

Giai đoạn này kéo dài 3 – 4 ngày thì chuyển sang giai đoạn ướt.

Giai đoạn ướt:

  • Các triệu chứng đau vùng ức giảm dần, khó thở nhẹ, ho khạc đờm trắng, có thể màu vàng hoặc lẫn máu mủ.
  • Gõ không thấy vùng đục, nghe phổi có thể thấy ran ngáy, ran ẩm. Giai đoạn này kéo dài 4 – 5 ngày và khoảng 10 ngày là khỏi.
  • Một số trường hợp ho khan kéo dài nhiều tuần (do tăng tính phản ứng phế quản sau nhiễm khuẩn).
  • Ngoài ra bệnh nhân còn có triệu chứng khó thở tăng dần, lồng ngực co kéo, môi tím tái, thở nhanh trên 30 lần/phút.

Cận lâm sàng

X-quang phổi: Bình thường hoặc có thể thấy thành phế quản dày.

Xét nghiệm: Số lượng bạch cầu và tốc độ máu lắng tăng.

Các thể lâm sàng :

  • Thể co thắt dạng hen phế quản
  • Thể ho ra máu: Ho máu ít do phù nề, xung huyết niêm mạc phế quản.

Điều trị

Ở người lớn bình thường, đa số các trường hợp sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Chủ yếu điều trị triệu chứng, nghỉ ngơi, cho đủ lượng nước uống, các thuốc giảm đau, kháng viêm

Khi bệnh nhân ho nhiều, có thể dùng:

  • Codein 15 – 30mg / 24giờ.
  • Dextromethorphan 15 – 20 mg / 24 giờ.
  • Một đợt corticoid bằng đường uống như: Methylprednisolone 0.2 – 0.5 mg/kg/ngày, điều trị trong khoảng thời gian không quá 7 ngày.
  • Trong trường hợp phế quản bị co thắt nhiều, có thể dùng các thuốc cường phế quản ß2 đường hít như Ventolin hoặc thở khí dung salbutamol 2.5mg x 2-4 type trong vòng 24h hoặc Salbutamol 4mg uống.
  • Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp ở người bình thường.

Nếu ho kéo dài và khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm Amydal, viêm tai giữa phối hợp thì sử dụng thuốc:

  • Nhóm Beta lactam như: Amoxicillin liều 2-3g/ 24h.
  • Macrolid như: Azithromycin 0,5g uống 1 lần /ngày. Clarithromycin 250- 500mgx 2 lần/ ngày.
  • Spiramycine 5-3MUI x 3 lần/ ngày.
  • Cephalexin 250-500mg/ 6h/lần; hoặc 500mg – 1g/ 12h/ 1 lần. Không quá 4g/ngày.

Kết hợp với thuốc long đờm: Acetylcystein 200mg x 3gói/ 24giờ. Ngưng hút thuốc lá, thuốc lào.

Phòng bệnh

Cần chú ý một vài yếu tố sau đây:

Bên cạnhviệc điều trị, người bệnh cũng cần hạn chế không nên sử dụng chất kích thích, nhất là thuốc lá.
  • Không hút thuốc,
  • Tránh khói bụi trong – ngoài nhà,
  • Môi trường ô nhiễm.
  • Giữ gìn sức khỏe, giữ ấm nhất là mùa lạnh.

Phác đồ điều trị viêm phế quản mạn tính

Định nghĩa: Tình trạng viêm nhiễm mạn tính này lặp đi lặp lại nhiều lần ở niêm mạc phế quản. Lượng chất nhầy sẽ gây tắc nghẽn lồng ống làm cản trở lưu lượng khí đi qua phổi.

Lâm sàng

  • Ho, khạc đờm: Đây là biểu hiện đầu tiên của bệnh. Người bệnh cố gắng ho để tống khứ đờm nhớt ra bên ngoài. Các triệu chứng này thường diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài, một năm có hơn 90 ngày bệnh nhân ho và khạc đờm, kéo dài trên 2 năm.
  • Người mệt mỏi, ăn uống kém nhưng hiếm thấy tình trạng gầy, sút cân.
  • Khó thở dai dẳng
  • Nghe phổi: Âm phế bào giảm, khò khè phế quản.

Cận lâm sàng

Để điều trị viêm phế quẩn ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cho người bệnh thực hiện một số thì nghiệm để kiểm tra.
  • Đo chức năng hô hấp (SpO2, khí máu động mạch) để đánh giá tiến triển của bệnh.
  • Công thức máu: nhận biết các trường hợp tăng bạch cầu, thiếu máu, tăng Hct.
  • XQ tim phổi thường không có giá trị trong chẩn đoán, được dùng để loại trừ các bệnh lý phân biệt.
  • Nội soi phế quản giúp loại trừ một số bệnh ác tính như: ung thư, lao…

Điều trị

Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh. Chủ yếu là phòng ngừa và thay đổi lối sống để giảm tần số tái phát, giúp người bệnh sống khỏe hơn mỗi ngày.

Một số thuốc được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc giãn phế quản: Có tác dụng giãn đường hô hấp giúp bệnh nhân đỡ khó thở hơn. Dùng máy phun khí dung hoặc bình hít định liều kết hợp buồng đệm. Các thuốc được sử dụng như salbutamol, theophylline…
  • Corticoid: Được chỉ định khi bệnh nhân có tình trạng viêm, giúp cải thiện chức năng hô hấp nhanh hơn. Thời gian sử dụng 7 – 10 ngày.

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn đọc phác đồ điều trị viêm phế quản. Hãy cùng tìm hiểu để làm hành trang chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình.