Suy thận là gì, biểu hiện như thế nào? Suy thận có ăn yến được không? Chế độ ăn của người suy thận có gì cần lưu ý? Đó là một trong số nhiều vấn đề mà những bệnh nhân được bác sĩ chẩn đoán là suy thận thường quan tâm.
Mục lục:
Người bị suy thận có ăn yến được không?
Tổ yến là thực phẩm tự nhiên có chứa 30 khoáng chất và 18 axit amin cần thiết cho cơ thể. Các chế phẩm yến sào (tổ yến) giàu dinh dưỡng, tốt cho người người bị suy thận, giúp tăng sức đề kháng và có nhiều axit amin thiết yếu cho cơ thể mà những thực phẩm khác không có.
Trong yến tươi có lượng đạm tương đối cao, khoảng 55% là đạm tự nhiên nên cơ thể dễ hấp thu. Không chỉ vậy, lượng serine (chiếm khoảng hơn 5% trong tổ yến) còn giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất, tăng cường khả năng miễn dịch. Ăn yến sào mỗi ngày còn khiến bệnh nhân suy thận ăn uống ngon miệng, giảm bớt mỏi mệt và mau chóng hồi phục hơn.
Do đó, có thể khẳng định người bệnh suy thận ăn yến sào theo đúng hàm lượng đạm cho phép sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Trong yến tuy có lượng đạm tự nhiên, tốt cho người bệnh thận, nhưng không phải cứ suy thận là có thể dùng yến mà phải lưu ý tới các bệnh lý, dấu hiệu đi kèm khác. Những người đang có biểu hiện đau nhức đầu, sốt, đau bụng,…không nên ăn yến.
Người bị suy thận nên ăn gì?
Ngoài yến, người bị suy thận cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm theo khuyến cáo dưới đây để góp phần hỗ trợ quá trình điều trị được hiệu quả hơn.
Giảm lượng đạm
Chế độ ăn giảm đạm phụ thuộc vào số lần lọc máu/tuần.
- Bệnh nhân chạy thận 1 lần/tuần, số lượng đạm là 1g/kg cân nặng khô/ngày.
- Bệnh nhân chạy thận 2 lần/tuần, số lượng đạm là 1,2 g/kg cân nặng khô/ngày.
- Bệnh nhân chạy thận 3 lần/tuần, số lượng đạm là 1,4g/kg cân nặng khô/ngày.
- Người bệnh nên ưu tiên bổ sung vào khẩu phần ăn các loại thịt, cá, trứng, sữa với lượng phù hợp. Bởi chúng là nguồn đạm tự nhiên, cơ thể dễ hấp thu và chuyển hóa.
- Các nguồn đạm thực vật như vừng, lạc, dừa cũng được khuyến khích sử dụng ở bệnh nhân suy thận. Đạm thực vật không chỉ tốt cho bệnh nhân gặp vấn đề về thận, mà còn có tác dụng rất tốt trong dự phòng các bệnh tim mạch như mỡ máu, xơ vữa động mạch.
- Nên thay thế và thêm vào bữa ăn các loại ngũ cốc có hàm lượng đạm thấp, chế biến từ khoai củ (miến dong, bột sắn).
Cung cấp đủ năng lượng
Người bệnh dưới 60 tuổi cần 35 kcal/kg/ngày; trên 60 tuổi cần 30-35 kcal/kg/ngày.
Ví dụ về một khẩu phần ăn cho người suy thận mạn 50kg, nhu cầu năng lượng là 50 x 35 kcal/kg = 1750 kcal, tỉ lệ đạm : béo : tinh bột = 8-10%: 20- 25%: 60 – 65%.
Năng lượng 630 kcal, chất đạm: 15.8g, chất béo: 19g, tinh bột: 99.6 g, kali: 530mg.
Cụ thể:
- Cơm: 1 bát đầy.
- Thịt gà kho gừng: 2 miếng vừa (thịt gà: 40g).
- Canh khoai mỡ: 1/2 chén (khoai: 50g).
- Chè bột sắn: 1 chén lưng (bột sắn: 15g, bắp: 5g, đường: 15g).
Lipid chỉ nên chiếm khoảng 15 – 20%
Lượng lipid trong khẩu phần ăn nên được chia thành các phân nhóm cụ thể, trong đó 1/3 là chất béo no (mỡ động vật), 1/3 là acid béo không no một nối đôi (dầu thực vật), 1/3 là acid béo no nhiều nối đôi (cá hồi).
Nên cân bằng lượng lipid trong bữa ăn.
Giảm muối, hạn chế lượng kali
Thận có chức năng lọc máu và nước tiểu, tái hấp thu các nguyên tố natri, kali,…nên chế độ ăn nhiều muối làm tăng áp lực và gánh nặng cho thận.
Người bệnh nên duy trì chế độ ăn nhạt, tối đa 3g muối/ngày, tương đương 15ml nước mắm, tránh ăn/ uống các thực phẩm chứa muối (cà muối, thịt cá muối, dưa muối,..) hay các thực phẩm chế biến sẵn như: giò, chả, thịt hộp, thịt hun khói, xúc xích…).
Giảm lượng thức ăn chứa nhiều kali như: quả bơ, dâu, cam, chuối, nho khô, sô cô la, hạt họ đậu,…
Giảm phospho, tăng canxi
Người bệnh nên giảm ăn các thực phẩm giàu phốt pho: lục phủ ngũ tạng động vật, sô cô la, cacao và nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như: tôm, cua,…
Lượng nước đưa vào cơ thể phù hợp
Để giảm bớt sức tải của thận, người bệnh không nên uống quá nhiều nước trong ngày (tùy tình trạng nước tiểu).
Lượng nước uống trong ngày được tính bằng lượng nước tiểu 24h trừ đi lượng nước mất qua mồ hôi, hơi thở và lượng dịch mất bất thường (sốt, nôn, ỉa chảy). Nước đưa vào cơ thể cũng bao gồm tính cả lượng dịch truyền, nước uống thuốc, uống canh, uống sữa nên khi ước chừng lượng nước uống trong ngày, người bệnh cũng cần lưu ý hơn.
Người bệnh nên cân đối lượng nước đưa vào cơ thể.
Bổ sung đủ vitamin
Người suy thận nên bổ sung lượng vitamin đầy đủ, nhất là nhóm B và E.
Các vitamin tuy chiếm lượng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng, tham gia vào các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Người suy thận nên bổ sung nhiều rau củ quả chứa các vitamin nhóm B, ăn gạo lứt,…
Để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân suy thận cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng được các bác sĩ khuyến cáo, không nên vì sở thích, cảm giác ngon miệng mà làm thay đổi, mất cân bằng khẩu phần ăn, khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
Như vậy, bài viết trên với những thông tin hữu ích đã giúp bạn trả lời câu hỏi bệnh nhân suy thận có ăn yến được không và thay đổi chế độ dinh dưỡng như thế nào. Hãy luôn chăm chút cho bữa ăn của mình để góp phần giữ gìn sức khỏe thật tốt bạn nhé.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn