Khạc đờm là hiện tượng phổ biến xảy ra ở hầu hết các bệnh lý đường hô hấp. Khạc đờm màu trắng cũng là một trong các dấu hiệu nhận biết có ý nghĩa. Dựa vào tính chất của nó ta có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh sâu xa bên trong, giúp cho việc chẩn đoán và điều trị chính xác.
Hay khạc đờm màu trắng là bệnh gì?
Khạc đờm là một phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy dịch đờm ứ đọng ra ngoài. Đờm là loại dịch tiết của đường hô hấp, là chất nhầy đặc sánh, tùy từng bệnh từng nguyên nhân gây bệnh mà có các màu sắc đặc trưng riêng.
Ho khạc đờm màu trắng có thể là trắng trong hay trắng đục, là triệu chứng phổ biến của các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.
Nguyên nhân gây bệnh gây khạc đờm trắng thường là do virus. Đờm chính là hỗn hợp gồm dịch tiết và các sản phẩm bài tiết độc hại cho cơ thể.
Khi niêm mạc mũi bị kích thích với các tác nhân gây dị ứng như khói, bụi, phấn hoa…nó sẽ tăng phản ứng tiết ra các chất nhầy.
Hay trong các trường hợp viêm đường hô hấp trên do tác nhân virus gây ra như viêm mũi xoang, cảm cúm, viêm họng quá trình phản ứng viêm tự nhiên sẽ tiết ra dịch viêm cùng với các sản phẩm dư thừa.
Dịch tiết do niêm mạc mũi tiết ra hay dịch viêm trên khi tiết nhiều sẽ ứ đọng lại tạo thành loại dịch nhầy màu trắng trong và chúng ta sẽ có phản xạ tự nhiên tống chúng ra khỏi đường hô hấp giúp đường thở thông thoáng.
Khạc ra đờm màu trắng là triệu chứng phổ biến và quan trọng trong các bệnh lý của đường hô hấp dưới với nguyên nhân do virus như viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, phế quản phế viêm, viêm phổi. Bệnh lý gây đọng dịch tiết và cơ thể phản xạ khạc đờm ra ngoài.
Nếu bạn thường xuyên có triệu chứng khạc đờm màu trắng thì không nên quá lo lắng bởi vì đó là phản xạ có lợi và đa số do virus nên bệnh sẽ thuyên giảm dần mà không cần điều trị bằng thuốc gì.
Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà chủ quan với bệnh tật, khi có các triệu chứng khác kèm theo có thể do nhiều bệnh lý nên hãy đến các cơ sở y tế để được khám cụ thể và tư vấn về phương pháp điều trị.
Cách giảm ho khạc đờm màu trắng
Ho khạc đờm trắng tuy là là một phản xạ có lợi của cơ thể và không đáng ngại nhưng khi các triệu chứng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và còn có thể gây ra các triệu chứng hay bệnh lý khác. Cách tốt nhất để chấm dứt tình trạng trên là tìm ra bệnh và nguyên nhân để có phương án điều trị phù hợp.
Khi khạc đờm nhiều tăng dần hãy đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị, không tự ý dùng thuốc giảm ho vì việc làm giảm ho sẽ gây ứ đọng dịch tiết trong đường hô hấp nhất là phổi sẽ dẫn đến các triệu chứng nặng nề khác do đờm bít tắc đường hô hấp như khó thở, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.
Bên cạnh đó có các biện pháp để giảm thiểu cảm giác khó chịu, tránh làm nặng tình trạng ho khạc đờm màu trắng như:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Làm loãng dịch mũi và vệ sinh mũi sạch có thể giảm tiết dịch.
- Uống nhiều nước: Cung cấp đầy đủ nước là một cách đơn giản giúp làm loãng đờm, tránh bị vón cục từ đó làm cho dễ khạc ra ngoài. Uống lượng nước nhiều hơn bình thường khoảng 500ml.
- Có thể uống các loại thuốc có tác dụng loãng đờm, long đờm như: Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin… Để các loại thuốc này có tác dụng cần cung cấp nước nhiều hơn (dùng theo hướng dẫn của nhân viên y tế)
- Không nằm nhiều một vị trí vì sẽ gây ứ đọng đờm, nên đi dạo hoặc ngồi dậy và thay đổi tư thế. Nếu khỏe hơn có thể vận động nhẹ nhàng.
- Vỗ rung: Vỗ rung lồng ngực từ dưới lên trên nhằm hỗ trợ long đờm, nhất là với trẻ em phản xạ khạc còn yếu việc vỗ rung sẽ kích thích làm cho lớp dịch ứ đọng di chuyển trẻ dễ ho khạc hơn.
- Bổ sung các vitamin, ăn các loại hoa quả nâng cao sức đề kháng như cam, quýt …
- Tránh sử dụng các chất kích thích như trà, cà phê …
- Giữ ấm cơ thể nhất là vùng cổ khi thời tiết lạnh, chú ý bảo vệ sức khỏe tránh các tác nhân dị ứng nếu có tiền sử dị ứng hoặc các bệnh dị ứng.
- Không làm giảm ho bằng các loại thảo dược hay thuốc đông y.
- Tránh làm cơ thể mất nước.
Ho khạc đờm màu trắng thường là triệu chứng không đáng ngại của bệnh lý, nhưng có thể diễn biến thành các dạng khác làm bệnh nặng hơn. Trên đây là một số thông tin bổ ích, bạn có thể tham khảo để có cách nhìn tốt hơn và chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình thân yêu của mình. Chúc bạn và gia đình luôn nhiều sức khỏe!
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn