Hoàng cầm hiện nay đang được phát hiện là một trong những loại thuốc quý hiếm của Y Học có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những thông tin hữu ích về loại thảo dược này!

Tên gọi khác của cây hoàng cầm

Hoàng cầm hiện đang là một loại thảo dược quý hiếm được nước ta nhập khẩu từ Trung Quốc và được ứng dụng rất nhiều vào trong Y Học hiện nay.

Hoàng cầm là vị thuốc quý trong thiên nhiên

Cây hoàng cầm có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào từng vùng miền và từng nơi sống, bao gồm:

Tên khác: Hủ trường, Túc cầm, Hoàng văn, Khổ đốc bưu, Đồn vĩ cầm, Thử vĩ cầm, Kinh cầm, Đỗ phụ, Nội hư, Ấn dầu lục, Điều cầm, Khô cầm, Bắc cầm, Phiến cầm,…

Tên khoa học: Scutellaria baicalensis Georg

Họ khoa học: Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae)

Phần dược liệu là phần thân hoặc rễ được phơi khô của cây hoàng cầm, có tên khoa học là Scutellaria baicalensis Georg.

Giải thích thêm về tên của loại cây này, thì theo như Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển hoàng là vàng, cầm là kiềm. Do cây có màu vàng sẫm nên được gọi là cây Hoàng cầm.

Giới thiệu chi tiết về cây hoàng cầm

Mô tả chung về cây hoàng cầm

Hoàng Cầm là một loại cây cỏ sống dai, cao từ 20- 50cm, có rễ phình to thành hình giống cái chùy, mặt ngoài màu vàng sẫm và khi bẻ ra có màu vàng.

Thân mọc đứng có hình 4 cạnh, phân nhánh ở gốc. Lá mọc đối xứng cuống rất ngắn hoặc có cuống, cuống lá có hình mác hẹp gợn sóng, đầu tù, dài 1,5-3cm, rộng 2-7mm, lá nguyên.

Hoa mọc thành bông ở phần đầu cành, có màu lam tím. Cánh hoa gồm 2 môi, 4 nhị (2 nhị lớn dài hơn tràng) màu vàng, bầu có 4 ngăn.

Hiện nay, loại cây này nước ta không có và phải nhập của Trung Quốc.

Cây thường sinh sống nhiều ở vùng cao nguyên đất vàng, sườn núi chếch về hướng mặt trời mọc, nơi khô ráo. Thường thấy có nhiều ở Thiểm Tây, Diên An. Phân bố nhiều ở các tỉnh vùng Bắc và Tây Nam đất nước Trung Quốc.

Thu hái, sơ chế của cây hoàng cầm

Thu hái vào mùa xuân và mùa thu thu hoạch lấy rễ: Đào cây về cắt bỏ rễ con của cây, rửa sạch đất cát phủ bên ngoài bề mặt, phơi khô, cạo bỏ vỏ bên ngoài, phơi hoặc sấy khô là được.

Mô tả về dược liệu

Rễ khô có hình trụ tròn hoặc có hình chùm xoắn tùy thuộc vào thời gian mà cây mọc, ở phần đỉnh hơi khô, nhỏ dần về phía dưới, cong, dài chừng từ 12cm-16cm, đoạn trên thô to khoảng 24-25mm hoặc hơn 35mm.

Mặt ngoài hoàng cầm có màu nâu vàng, phần trên hơi sần sùi có những đường nhăn nheo dọc theo thân, xoắn hoặc có những vân hình mạng lan rộng, phía dưới ít sần sùi, có đường nhăn nhỏ hơn.

Phần trên và phần dưới của cây đều có vết tích của rễ con, bên trong có chứa màu vàng lục, chính giữa rỗng ruột, có màu nâu vàng.

Rễ gìa của hoàng cầm phần lớn rỗng ruột, bên trong có màu đen nâu, gọi là Khô cầm hay Phiến cầm. Rễ mới, rễ non, bên trong đầy ruột gọi là Tử cầm hoặc Điều cầm.

Hướng dẫn bào chế

Hoàng cầm thường được xao nóng cùng với rượu
  • Hoàng cầm dùng rượu sao nóng thì khí nó đi lên, sao với nước tiểu thì khí nó đi ngược trở xuống, sao với nước mật Lợn thì tả hỏa ở can đởm. Dùng để chữa những chứng nóng thường thì dùng sống (Bản Thảo Cương Mục).
  • Thứ Khô cầm (có tác dụng trị tả phế hỏa), làm tiêu khí nóng cực hiệu quả ở da thịt) thì bỏ đầu, bỏ ruột đen rửa sạch, ủ kín trong một đêm sao cho mềm, bào mỏng, 1-2 ly. Phơi khô dùng sống. Sau khi phơi khô cần thực hiện tẩm rượu 2 giờ sao qua (cách này thường dùng) (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Hấp chín dược liệu và thực hiện bào mỏng phơi khô, dùng sống, sao với rượu hoặc sao nóng với Muối, sao với nước Gừng, sao với mật Heo tùy theo hướng dẫn của Thầy thuốc.
  • Trị bệnh ở phần thân trên thì sao với rượu. Tả hỏa ở Can, Đởm thì sao với nước mật heo.

Hướng dẫn bảo quản

Để nơi khô táo, tránh ẩm vì dễ mốc, để lâu bị mọt ăn.

Thành phần hóa học

  • Baicalein, Neo Baicalein skullcapflavone, Baicalin, Wogonin, Wogonoside (Viện Nghiên Cứu Trung Y, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1973, 7: 417).
  • Baicalei, Baicalin, Wogonin, Wogonoside, Neobaicalein, b-Sitosterol, Benzoic acid (Trung Dược Học).
  • Dihydrooroxylin A, Chrysin, 2’,5,8-Trihydroxy-7-Methoxyflavone, 2’, 5, 8-Trihydroxy-6,7-Dimethoxyflavone, 4’5, 7-Trihydroxy-6-Methoxyflavanone Cao Mộc tu Cáo, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1980, 100 (12): 1220)
  • Skullcapflavone (Chương Hộ Đạo Phu, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1975, 95 (1): 108).
  • Oroxylin Oroxylin A, Methoxylbaicalei Popova T P và cộng sự, A A, 1975, 82: 28553z)

Công dụng dược lý học là gì?

  • Miễn dịch: Do trong hoàng cầm có chứa dưỡng chất có công dụng giải phóng enzyme ra khỏi cơ thể con người nên giúp cơ thể tăng cường chức năng miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng dị ứng với các tác nhân có hại cùng với Histamin
  • Kháng khuẩn: Theo nhiều thí nghiệm chỉ ra rằng, hoàng cầm giúp ức chế và phòng ngừa một số bệnh như Tụ cầu vàng, khuẩn não, viêm mô não,…
  • Điều hòa thân nhiệt: Thường xuyên sử dụng rễ hoàng cầu sẽ giúp người bệnh điều hòa thân nhiệt một cách vô cùng hiệu quả
  • Ổn định huyết áp: Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nước sắc hoàng cầm, rượu thuốc, hoặc những phương pháp khác đều giúp ổn định huyết áp rất tốt.
  • Lợi tiểu: Sắc nước uống có công dụng lợi tiểu và ổn định tiểu tiện cực tuyệt vời
  • Chuyển hóa lipid: Nước sắc hỗn hợp Hoàng cầm, Hoàng liên và Đại hoàng có thể làm ổn định lượng lipid có mặt trong cơ thể con người

Ứng dụng vị thuốc đến sức khỏe con người

Tính vị

Hoàng cầm là thảo dược có chứa nhiều công dụng và được sử dụng rất phổ biến hiện nay bởi tính vị của thảo dược như sau:

  • Tính rất hàn, không độc (Biệt Lục).
  • Vị đắng, ngọt (Dược Tính Luận).
  • Vị đắng, tính bình (Bản Kinh).
  • Vị đắng, tính hàn (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Vị đắng, tính lạnh (Trung Dược Học).

Quy kinh

Vào 5 kinh tâm, phế, can, đởm và đại tràng.

Công dụng đối với sức khỏe con người

  • Tiêu cốc, lợi tiểu trường, an tử huyết bế
  • Tiết lợi, trục thủy, hạ huyết bế
  • Tả thực hỏa, trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai
  • Tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt

Chủ trị

Có tác dụng tả phế hỏa, thanh thấp nhiệt rất tốt. Dùng để chữa hàn nhiệt vãng lại, phế nhiệt sinh ho, tả lỵ đau bụng, cơ thể mệt mỏi, thâp nhiệt da vàng, đầu nhức, tả lỵ, đau bụng, mắt đỏ đau, động thai,…

Liều sử dụng

Mỗi ngày sử dụng 6 đến 15g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày. Có thể dùng bột cũng mang đến tác dụng khá lớn cho sức khỏe con người.

Gần đây, Hoàng cầm được dùng làm thuốc chữa các tình trạng nhức đầu, mất ngủ của bệnh cao huyết áp do khu thần kinh thực vật và do mạch máu bị căng cứng.

Đồng thời, loại thảo dược này còn được dùng điều trị bệnh cao huyết áp. Dùng dưới hình thức ngâm rượu Hoàng cầm ( với nguyên liệu bột hoàng cầm 20g, cồn 700 vừa đủ 100ml). Ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 20-30 giọt sẽ thấy những triệu chứng của bệnh dần thuyên giảm nhanh chóng.

Ứng dụng trong y học lâm sàng

Hoàng cầm có nhiều công dụng tuyệt vời là thế, vậy trong y học lâm sàng, loại cây này sẽ mang đến những điều tuyệt vời gì cho sức khỏe của con người?

  • Điều trị thân nhiệt quá cao, miệng đắng: Hoàng cầm 12g, Đại táo 3 trái, Cam thảo, Thược dược,… mang đi sắc uống cùng nhau.
  • Điều trị tình trạng nôn ra máu, chảy máu cam: Hoàng cầm 40g, bỏ ruột đen, tán bột và sắc với nước uống mang đi sử dụng mỗi ngày đều đặn sẽ mang đến hiệu quả lớn nhất.
  • Trị chứng tâm phế mang hỏa: Mang thảo dược phiến cầm đi sao, tán thành bột, trộn cùng nước và viên thành từng viên bột nhỏ để sử dụng đều đặn mỗi ngày.

Như vậy, bài viết dưới đây chúng tôi đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin cần thiết về cây thảo dược hoàng cầm – một loại thảo dược vô cùng quý hiếm hiện nay. Mong rằng bạn đọc sẽ có thêm những kiến thức hữu ích hơn về loại thảo dược này để ngăn chặn tình trạng bệnh hiệu quả hơn.