Ho có đờm kéo dài không sốt nếu không chữa trị không triệt để sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy tình trạng này là gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ càng hơn qua bài viết dưới đây!
Mục lục:
Ho có đờm kéo dài không sốt là bệnh gì?
Ho đờm kéo dài không sốt có thể là biểu hiện của một bệnh lý cấp tính hoặc mạn tính nào đó. Nếu bệnh kéo dài trên 3 tuần thì sẽ trở thành mạn tính.
Bệnh hô hấp cấp tính
Ho có đờm kéo dài không sốt là những biểu hiện quen thuộc của các bệnh lý hô hấp thông thường như: Cảm lạnh, viêm họng, viêm amidan và viêm xoang cấp, viêm phế quản.
Nguyên nhân khiến bệnh viêm xoang cấp cũng có biểu hiện ho có đờm là bởi các xoang khi bị viêm sẽ dễ tắc, đi liền với đó tình trạng nghẹt mũi, chất nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng. Vào ban đêm, các dịch nhầy sẽ bị ứ đọng ở cổ họng gây ho có đờm.
Bệnh hô hấp dưới mạn tính
Một số bệnh liên quan đến đường hô hấp dưới cũng có thể gây ho, có đờm lâu ngày như viêm phế quản. Viêm phế quản mạn thường sinh đờm nhớt trong phế quản gây ra triệu chứng ho khạc đờm kéo dài tổng thời gian ít nhất 90 ngày mỗi năm.
Bệnh giãn phế quản
Là một trong các bệnh lý dẫn đến tình trạng ho có đờm không sốt kéo dài. Bệnh giãn phế quản là hệ quả từ viêm phế quản điều trị không triệt để. Bệnh gây ra những cơn ho liên tục, tập trung nhiều vào ban đêm bởi vì khi đờm càng ứ đọng nhiều trong họng sẽ càng gây ho.
Phổi tắc nghẽn mạn tính
Khi bị ho có đờm kéo dài không sốt chúng ta không thể loại trừ khả năng là do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Khi mắc bệnh này, người bệnh thường có triệu chứng ho ra đờm màu trắng, phổ biến ở những đối tượng hút thuốc lá thường xuyên, làm việc ở những nơi độc hại.
Nếu không kiểm tra kỹ bệnh này sẽ dễ bị nhầm với bệnh hen suyễn. Cũng cần lưu ý khi mắc bệnh khí phế thũng có thể phát triển thành bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Bệnh khí phế thũng thường xuất hiện triệu chứng ho và có nhiều đờm lâu ngày và ngày càng xấu đi nếu không được chữa trị đúng cách.
Bệnh lao phổi
Hầu hết những bệnh nhân khi mắc bệnh lao phổi thường có biểu hiện ho, khạc đờm màu trắng, đôi khi còn có thể xuất hiện máu đỏ tươi.
Bên cạnh đó, bệnh có thể gây ho có đờm suốt nhiều ngày liền như áp xe phổi. Trường hợp mắc bệnh áp xe phổi, nếu cơn ho quá mạnh có thể phun ra mủ và thường xảy ra theo từng đợt, mủ có mùi hôi tanh vô cùng khó chịu. Bệnh khiến cho phổi bị tổn thương nghiêm trọng và buộc phải tiến hành phẫu thuật mới có thể loại bỏ ổ áp xe.
Ngoài ra, ho có đờm kéo dài không sốt cũng có thể là triệu chứng của viêm phổi. Bệnh này thường xuất hiện đờm vàng, kèm theo nhiễm trùng, cảm giác đau tức ngực tại khu vực bị viêm. Viêm phổi là một bệnh rất nguy hiểm, nếu không chữa trị có thể gây suy hô hấp, thậm chí là gây tử vong. Dù vậy, bệnh này vẫn có thể chữa khỏi nếu tiến hành sớm.
Cách trị ho có đờm kéo dài không sốt lâu ngày không khỏi
Khi bị tình trạng ho có đờm không sốt kéo dài, bạn không nên tự ý mua thuốc để chữa trị tại nhà hoặc tự khắc phục mà không có lời khuyên của bác sĩ. Nếu như điều trị sai cách sẽ chỉ làm cho tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, gây ra những hệ quả tai hại.
Ho có đờm kéo dài không sốt là triệu chứng của rất nhiều bệnh lý về đường hô hấp. Nếu không được tiến hành điều trị từ sớm và đúng cách, bệnh sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi nhận thấy biểu hiện này, bạn nên đi khám, làm các xét nghiệm kiểm tra để xác định cụ thể nguyên nhân và tìm phương pháp điều trị đúng đắn để nhanh chóng trị dứt điểm tình trạng này.
Lưu ý: Nếu thấy trẻ bị mắc phải tình trạng bệnh bạn đừng nên cho trẻ dùng thuốc tùy tiện, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Việc làm này có thể khiến bệnh tình của bé thêm nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, đối với trường hợp ho có đờm kéo dài không sốt bạn có thể áp dụng một số mẹo chữa ho đơn giản như:
- Lấy củ cải trắng rửa sạch, ăn sống sẽ có tác dụng làm mát họng, tiêu đờm.
- Chuối cắt thành lát, thêm ít đường phèn cho vào chén mang đi hầm, ăn mỗi ngày 1 lần sẽ giúp chữa ho có đờm nhẹ.
- Dùng gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng rồi hấp cách thủy cùng mật ong cũng chữa ho có đờm rất tốt.
Bên cạnh đó, người bệnh cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học để phòng ngừa bệnh tái phát. Theo đó:
- Thường xuyên luyện tập thể thao, nâng cao sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
- Hạn chế đi ra ngoài khi trời lạnh hoặc đến nơi ô nhiễm.
- Không hút thuốc lá và dùng những chất kích thích.
- Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, vitamin…
Trên đây là những thông tin về tình trạng ho có đờm kéo dài không sốt. Hy vọng qua đây bạn sẽ biết cách xử lý để bệnh mau khỏi và hạn chế những biến chứng nguy hiểm.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn