Những người mắc bệnh đau dạ dày thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc ăn uống. Một trong số những vấn đề khiến nhiều người lo lắng là đau dạ dày ăn khoai lang được không. Để giúp bạn tìm được câu trả lời chính xác thông tin, chúng tôi sẽ tổng hợp những thông tin tư vấn từ các chuyên gia ngay sau đây!
Mục lục:
Tác dụng của khoai lang
- Khoai lang thường có vị ngọt nhưng ít gây tăng đường huyết hoặc tăng cân. Hàm lượng đường tự nhiên chứa trong khoai lang giúp cân bằng năng lượng hiệu quả.
- Khoai lang cung cấp nhiều chất xơ hữu ích, giúp duy trì mức bình thường của đường huyết.
- Cứ 100g khoai lang sẽ giúp bổ sung 86 calo, thấp hơn mức 118 calo với 100g củ từ.
- Khoai lang chứa một loại protein đặc biệt với công dụng chống lại ung thư ruột kết và trực tràng.
- Hàm lượng vitamin B6 cao giúp giảm hàm lượng homocysteine. Đây là một chất có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch.
- Khoai lang cung cấp lượng lớn vitamin C giúp phòng chống cảm lạnh và virus gây bệnh, rất tốt cho xương và răng, tạo ra collagen nuôi dưỡng làn da.
- Vitamin D trong loại củ này có tác dụng hỗ trợ nâng cao khả năng miễn dịch và sức khỏe.
- Vi chất sắt giúp bổ sung năng lượng, giảm stress, tăng cường sản sinh hồng cầu, bạch cầu, nâng cao khả năng miễn dịch và phân bổ protein.
- Khoai lang cũng rất giàu magie giúp chống căng thẳng, giúp xương phát triển khỏe mạnh.
Người bị đau dạ dày ăn khoai lang được không?
Qua nghiên cứu, khoai lang là một loại củ chứa nhiều dưỡng chất có lợi như chất xơ, beta – carotene, canxi, vitamin A, B6, C,.. Theo ý kiến của các chuyên gia, các dưỡng chất này có thể giúp kiểm soát hàm lượng acid trong dạ dày, nhờ vậy bảo vệ niêm mạc khỏi các sự tấn công, hạn chế viêm loét và làm ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn,..
Do đó, với câu hỏi “Đau dạ dày ăn khoai lang được không” thì câu trả lời là hoàn toàn có thể được. Chưa kể, nếu mỗi ngày ăn khoai lang 100g sẽ rất có ích đối với hệ tiêu hóa. Lượng vitamin và acid amin do khoai lang cung cấp sẽ kích thích hoạt động của nhu động ruột, phòng chống táo bón cũng như rối loạn tiêu hóa.
Bên cạnh đó, theo Đông y khoai lang có tính bình, vị ngọt, giúp bồi bổ cơ thể cực kỳ tuyệt vời, kháng viêm, thanh can, ích khí, kiện vị,..
Các món ăn từ khoai lang cho người bị đau dạ dày
Những lợi ích của khoai lang đối với tình trạng đau dạ dày thì đã rõ. Tuy nhiên, để thu được những lợi ích tối đa từ khoai lang thì bạn cũng nên nắm rõ cách chế biến thành những món ăn có lợi nhất như sau:
Khoai lang luộc
Cách làm món ăn này vô cùng đơn giản và không tốn nhiều thời gian, cho dù bạn có kém việc nội trợ bếp núc đến đâu thì cũng không khó gì để luộc khoai. Mỗi ngày chỉ cần ăn khoảng 100g khoai lang luộc thì chẳng bao lâu thì căn bệnh đau dạ dày sẽ được cải thiện, không còn các tình trạng đầy bụng, khó tiêu và nóng rát, giúp dạ dày làm việc dễ dàng hơn.
Chè khoai lang
Chè khoai lang không những thơm ngon mà còn có lợi cho dạ dày. Nói đến chè khoai lang thì ở nước ta có khá nhiều cách chế biến như chè khoai dẻo, chè khoai lang đậu xanh, gạo nếp,.. vô cùng hấp dẫn.
Nguyên liệu
Để nấu món chè này, bạn phải chuẩn bị sẵn những nguyên liệu cần thiết như khoai lang, bột báng, nước cốt dừa và đường.
Cách thực hiện:
Bạn rửa sạch khoai lang, sau đó thái thành lát nhỏ, cho vào ngâm với nước muối khoảng 5 phút. Tiếp theo, bạn lấy khoai lang ra chờ một lát để ráo nước và cho vào nồi hấp chín.
Chia khoai lang vừa mới hấp xong thành 2 phần, 1 phần bạn cho vào máy xay nhuyễn, 1 phần thì cho thêm ít đường để ướp.
Phần khoai lang xay nhuyễn vào nồi đun với 0,5l nước và nước cốt dừa. Khi hỗn hợp sôi, bạn vớt bỏ bọt rồi cho phần khoai lang ướp đường vào nấu chung khoảng 2 phút.
Khi ăn, bạn cho thêm ít nước cốt dừa và mè để làm tăng hương vị của món chè. Tuy nhiên. nước cốt dừa cũng hơi béo nên chỉ cần cho một ít thôi để tránh đầy hơi nhé.
Khoai lang nấu sườn
Món canh bổ dưỡng này rất tốt cho dạ dày và hệ tiêu hóa nói chung. Để làm ra món canh này, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm: 100g khoai lang, 1/2kg sườn non cùng những gia vị nêm nếm khác.
Cách nấu: Bạn gọt vỏ khoai lang, rửa sạch và thái ra nhiều miếng nhỏ vừa ăn. Sườn non bạn cũng mang đi rửa sạch, cắt khúc và ướp gia vị khoảng 15 phút.
Sau đó bạn cho một cái chảo lên bếp, bỏ ít hành tỏi phi thơm, bỏ sườn vào xào sơ qua. Kế đến, đổ nước vào nồi để đun sườn, vớt bỏ bọt, chờ đến khi thịt sôi thì cho khoai lang vào nồi hầm. Chờ đến khi canh chín thì nêm nếm lại gia vị, bỏ ít hành lá vào là xong món canh bổ dưỡng rồi đó.
Xem thêm: 10 cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc cực đơn giản
Khi ăn khoai lang cần lưu ý gì
Bệnh nhân bị đau dạ dày khi ăn khoai lang cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Không nên ăn quá nhiều, ăn thay cơm vì nó khiến bạn đầy bụng, khó tiêu, nóng trong. Mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 1-2 lạng khoai và chế biến thành nhiều món khác nhau để không bị ngán
- Không ăn khoai đã bị hà vì gây ảnh hưởng đến chức năng gan
- Không ăn khoai lang khi đói bụng vì có thể làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày
- Không nên ăn khoai sống hoặc khoai luộc quá kỹ
- Nên ăn khoai lang sau bữa ăn trưa, không nên ăn vào buổi tối
Hy vọng qua những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu rõ đau dạ dày có nên ăn khoai lang không, từ đó biết tận dụng thực phẩm hữu ích này để khắc phục căn bệnh của mình.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn