Hệ tiêu hóa bị tổn thương hoặc có vấn đề thường rất nhạy cảm, vì vậy việc sử dụng các đơn thuốc rối loạn tiêu hoá phải dựa trên sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là kiến thức cơ bản trong việc sử dụng thuốc mà người bệnh cần nắm vững.

Đơn thuốc cho người bị rối loạn tiêu hoá nhẹ

Ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần trong đời mắc chứng rối loạn tiêu hoá, có thể là cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu hoặc đau bụng, đi ngoài, buồn nôn và nôn. Tuy không đặc biệt nguy hiểm nhưng lại khiến cho người bệnh ăn uống mất ngon, cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, lâu dần dẫn đến sụt cân.

Bệnh nhân nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc rối loạn tiêu hóa phù hợp

Vậy khi bị rối loạn tiêu hoá từ nhẹ đến vừa chúng ta nên sử dụng những bài thuốc sau đây để chữa trị tránh để lâu biến chứng nặng.

Đơn thuốc Tây y

Thông thường các loại thuốc trị rối loạn đường tiêu hóa được chia thành các nhóm cho từng trường hợp. Tuy vào triệu chứng mà bác sĩ sẽ phối hợp thành đơn thuốc rối loạn tiêu hóa riêng, tuy nhiên chung quy lại vẫn có những loại thuốc sau:

Các loại thuốc chống axit

Loại thuốc này giúp các dịch vị trong dạ dày được trung hoà bằng cách tăng PH trong dạ dày. Một số loại thuốc như Losec, Pariet, Nexium,…

Các loại thuốc chống tiêu chảy

Khi bị tiêu chảy việc cần thiết nhất là bổ sung nước và điện giải cho người bệnh. Một số thuốc có tác dụng tăng vận chuyển điện giải, giảm tiết dịch tiêu hoá, tăng lực thắt cơ hậu môn, giảm nhu động ruột như: Loperamide, Diarsed, Pepto- Bismol,…

Các loại thuốc chống nôn

Khi bị rối loạn tiêu hóa thường kèm theo cảm giác buồn nôn và nôn vì vậy các loại thuốc chống nôn là cần thiết. Các thuốc thường được dùng là: Scopolamine, bismuth subsalicylate,…

Các loại thuốc nhuận tràng

Đây là thuốc thường được chỉ định khi bị táo bón, đầy hơi giúp việc đào thải phân được đẩy nhanh bằng cách kích thích niêm mạc ruột, ví dụ như một số loại thuốc: Osmotics, Dulcolax, Pedia- Lax,…

Các đơn thuốc Đông y

Trong Đông Y có rất nhiều loại cây thuốc điều trị được bệnh rối loạn tiêu hoá cấp tính đơn giản. Việc phối hợp theo tỷ lệ riêng biệt cũng là đặc trưng của đơn thuốc Đông Y.

Bài thuốc từ lá ổi:

  • 20g búp ổi, 20g gạo rang, 10g gừng đun lấy nước uống trong ngày, có thể uống thay nước lọc.
  • 20g búp ổi, 10g vỏ quýt phơi khô sắc uống 1 ngày 2 lần.
  • Sử dụng 10 búp ổi non ăn cùng vài hạt muối cũng giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá.

Bài thuốc từ lá mơ:

Lá mơ rất tốt đối với những trường hợp bị tiêu chảy, cách đơn giản nhất để sử dụng lá mơ đó là ăn cùng với trứng gà. Để tránh dầu mỡ chúng ta có thể thái nhỏ lá mơ rồi trộn với trứng đem chưng cách thuỷ.

Bài thuốc dân gian chữa rối loạn tiêu hóa từ lá mơ

Bài thuốc từ rau sam:

  • 100g rau sam tươi sắc cùng 50g cỏ sữa để uống trong ngày, có thể uống nhiều lần thay nước lọc.
  • 100g rau sam kết hợp nhọ nồi 20g sắc uống nhiều lần trong ngày.

Bài thuốc từ sắn dây:

  • 50g củ sắn dây, 20g mã đề, 10g cam thảo sắc uống ngày 2 lần mỗi lần khoảng 50ml.
  • 10g củ sắn dây, 10g kim ngân, 10g rau má, 10g hoàng liên sắc cùng 500ml nước cho đến khi còn một nửa thì chia làm 2 lần uống trong ngày.

Ngoài những loại thuốc kể trên thì một số loại hoa quả cũng là những phương thuốc hữu hiệu trị rối loạn đường tiêu hoá như: Chuối, đu đủ chín, hồng xiêm,…

Đơn thuốc rối loạn tiêu hoá mức độ nặng

Người mắc chứng rối loạn tiêu hoá khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn với các biểu hiện như:

  • Đi ngoài liên tục trong ngày, phân lỏng có thể lẫn máu
  • Nôn nhiều liên tục không thể ăn uống được
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, không có dấu hiệu giảm sau vài ba ngày.

Khi có những dấu hiệu trên cần được thăm khám và điều trị kịp thời nếu không sẽ dẫn đến những biến chứng xấu như viêm đại tràng, viêm ruột, ung thư đường ruột,… Lúc này bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một đơn thuốc với những loại kháng sinh liều cao để chữa dứt điểm, một số loại thuốc phổ biến như:

  • Ciprofloxacin: Đây là loại thuốc kháng sinh nhóm quinolon giúp ngăn ngừa tình trạng tăng trưởng của vi khuẩn trong đường ruột.
  • Tetracyclin: Thuốc được chỉ định đối với các nhiễm khuẩn khi nhiễm các loại vi khuẩn nhạy cảm.
  • Neomycin: Đây là loại kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid điều trị chứng nhiễm khuẩn ở đường tiêu hoá. Những bệnh nhân bị các bệnh liên quan đến gan, thận nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Metronidazol: Những trường hợp tiêu chảy do Giardia thường được bác sĩ cho sử dụng loại thuốc này bởi vì nó có tính kháng khuẩn rất cao.

Người bệnh có thể tham khảo đơn thuốc sau:

  • Tiêu chảy nhiễm khuẩn:
  • Ciprofloxacin (Ciprobay 500mg): Ngày uống 3 đến 5 viên chia 2 lần
  • Lactobacillus (Probiotic Lactomin Plus): Ngày uống 2 gói chia 2 lần
  • Glucose + NaCl + KCl ( Ors cam): Pha 1 gói + 200ml nước uống từng thìa
  • Paracetamol: Uống 2 viên khi sốt, cách nhau 4-6 giờ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về các đơn thuốc rối loạn tiêu hoá cho các mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng. Hi vọng người bệnh sau khi tham khảo bài viết sẽ chọn được cho mình một loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.