Ngày nay trong nội thất có rất nhiều loại gỗ đã và đang được sử dụng, loại đắt tiền có, loại giá thành hợp lý có. Hãy cùng điểm danh 9 loại gỗ tự nhiên quý hiếm đắt nhất thế giới hiện nay, trong đó cũng có một số cây gỗ quý được trồng tại Việt Nam.
Mục lục:
Lâm sản là gì
Hay còn được gọi là lâm thổ sản được dùng để chỉ chung tất cả các sản vật được khai thác từ rừng tự nhiên. Trong đó gỗ là là một nguyên liệu được dùng để chế biến và nó cũng là nguồn lâm sản phổ biến nhất. Chúng được sử dụng vào nhiều mục đích như là làm nguyên liệu gỗ, vật liệu xây dựng nhà hoặc nguyên liệu thô.
Không những thế với đặc điểm địa hình nước ta kéo dài có đường bờ biển có diện tích đất liền ăn sâu vào lục địa. Cộng với sự đa dạng về khí hậu cho nên ngành lâm sản quả thật là một nguồn lợi với nguyên liệu đa dạng phong phú. Bằng chứng là theo xác nhận của các nhà sinh vật học thì nước ta có đến 12.000 loài cây khác nhau.
Trong đó cũng có nhiều loài thực vật chỉ được phát hiện ở Việt Nam chiếm tỉ lệ lên đến gần 10%. Mặt khác các cây gỗ là loài có thể tái tạo được trong quá trình sản xuất. Cho nên ngành nghề lâm sản nằm trong số 10 ngành sản xuất cho lợi nhuận cao nhất. Đơn cử như nước Mỹ chỉ có 600 triệu hecta rừng mà hằng năm cũng thu về gần 200 tỷ đô la cho những hoạt động khai thác lâm sản.
Lâm sản ngoài gỗ
Định nghĩa
Phần trên đã khái quát cho bạn đọc biết ngành lâm sản là gì rồi. Ngoài cây gỗ thì những thực vật bậc thấp hơn hay động vật cũng mang lại những giá trị to lớn. Có thể kể đến như là tre, song, trúc, mây, dược liệu, hoa hồi, thảo quả, nấm hương… Cho nên tất cả những những thứ ngoài gỗ đó có một tên gọi chung là lâm sản ngoài gỗ.
Tuy nhiên do sự đa dạng sinh học ở nhiều vùng miền cũng như lãnh thổ mà định nghĩ này có rất nhiều ý nghĩa. Trải qua rất nhiều cuộc thảo luận được thực hiện trong nhiều kỳ họp nhưng vẫn chưa thể thống nhất ý kiến được. Có thể kể đến như là:
- Khái niệm lâm sản ngoài gỗ lần đầu tiên được định nghĩa theo wickens vào năm 1991.
- Tiếp đó là hội nghị các chuyên gia lâm sản ngoài gỗ của các nước thuộc Châu Á- Thái Bình Dương diễn ra tại Bangkok – Thái Lan trong khoảng tháng 11 năm 1991 cũng nhằm mục đích bàn luận về vấn đề này.
- Đến năm 1992 thì tổ chức nông – lương quốc tế với tên gọi FAO cũng có cho mình định nghĩ riêng về vấn đề này.
- Năm 1993 có thêm định nghĩ đến từ J. H. De Beer
- Vào năm 1995 và 1999 FAO cũng có 2 lần sửa đổi về khái niệm này.
Tại Việt Nam thì về vấn đề này chưa có một định nghĩa thực sự rõ ràng. Năm 2002 khi có một dự án liên quan đến lâm sản ngoài gỗ tại nước ta do Hà Lan tài trợ thì đã thống nhất sẽ sử dụng định nghĩa của FAO năm 1999 và những thông tin bổ sung.
Kể từ đó đến nay nhiều chuyên gia đã cùng có chung một nhận xét. Đó là sử dụng định của FAO vào 2 năm 1991 và 1999 tùy vào trường hợp cụ thể.
Phân loại các loại lâm sản ngoài gỗ
Phía trên là thông tin lâm sản là gì cũng như lâm sản ngoài gỗ là gì. Nhưng thật khó để hiểu hết chúng đúng không. Dưới đây là thông tin chúng tôi tham khảo được từ nhiều nguồn khác nhau để giúp các hiểu hơn về vấn đề này.
Phân loại theo công dụng
Đây là một khung phân loại dựa theo định nghĩa của FAO vào tháng 1 năm 1991 tại Thái La. Trong đó các lâm sản ngoài gỗ được chia làm 6 nhóm:
- Cây có sợi bao gồm: tre, nứa, mây cũng các loại cây mà thân và lá có sợi.
- Cây dùng chế biến thành thực phẩm: bao gồm những loại cây có thân, chồi, rễ, lá, củ, quả được sử dụng như các thực phẩm ăn uống. Cùng với đó là các loài động vật rừng, trai, cá, ốc, chim, côn trùng.
- Các loại thực vật có thể chiết suất làm thuốc hay mỹ phẩm.
- Cây cối cho những sản phẩm chiết suất như nhựa, mủ, gôm, thuốc nhuộm, tanin, nhựa dầu.
- Động vật không làm thực phẩm gồm có: tơ tằm, côn trùng, động vật có lông mao, lông vũ. Những động vật có sừng, ngà lớn cũng được xếp vào nhóm này.
- Nhóm còn lại bao gồm lá thị rừng.
Phân loại theo đặc điểm sinh học tại Việt Nam
Khung phân loại này là do chúng tôi đã khảo sát thông tin từ những ghi nhận đặc điểm rừng nước ta. Nó có thể đúng hoặc không với từng vùng nhất định. Trong khung phân loại này chúng tôi bổ sung thêm 3 nhóm phụ. Cụ thể như sau:
- Cây có sợi bao gồm: tre, nứa, mây cũng các loại cây mà thân và lá có sợi.
- Cây dùng chế biến thành thực phẩm: bao gồm những loại cây có thân, chồi, rễ, lá, củ, quả được sử dụng như các thực phẩm ăn uống. Cùng với đó là các loài động vật rừng, trai, cá, ốc, chim, côn trùng.
- Các loại thực vật có thể chiết suất làm thuốc hay mỹ phẩm, những cây có độc tính.
- Các loại cây cho những sản phẩm chiết suất như: tinh dầu, nhựa, dầu nhựa, gôm, thuốc nhuộm.
- Động vật không làm thực phẩm gồm có: tơ tằm, côn trùng, động vật có lông mao, lông vũ. Những động vật có sừng, ngà lớn cũng được xếp vào nhóm này.
- Nhóm còn lại có cây cảnh và những loại lá được dùng để gói thức ăn và hàng hóa.
Các loại gỗ quý hiếm nhất hiện nay
Gỗ trầm hương
Trầm hương là loại gỗ quý hiếm có mùi thơm, tích tụ vào cây gió sống lâu năm nơi núi cao rừng rậm. Khí anh tú này kết tinh trong cây gió, dân gian gọi chung là trầm hương nhưng thật sự có hai loại là Trầm và Kỳ.
Trầm tức là trầm hương, kỳ hay là kỳ nam, kỳ nam là loại trầm có chứa nhiều dầu, còn trầm lại là thứ kỳ có chứa ít dầu. Trong những cây gió có trầm bên trong thỉnh thoảng vẫn có cây có kỳ, và trong những cây gió có kỳ thì trầm lại luôn bao bọc xung quanh hoặc ở bên cạnh. Bình thường kỳ rất ít có, và khi có thì cũng có ít hơn trầm rất nhiều. Gỗ trầm hương là loại gỗ quý hiếm hiện nay.
Gỗ xá xị
Gỗ xá xị hay gỗ gù hương là theo tên gọi ngoài Bắc, là loại gỗ quý hiếm. Với Miền Nam người ta thường gọi là xá xị . Cũng có hai loại là: Gỗ gù hương đỏ có màu sẫm đỏ vân gỗ rất đẹp . Loại này thường chỉ tìm thấy ở các vùng rừng núi của Quảng ninh. Còn phân đa tập trung ở các vùng miền còn lại gù hương có màu vàng nhạt và xám pha chút sắc xanh …
Gỗ ngọc am
Từ xa xưa, gỗ ngọc am đã được coi là một loại gỗ quý hiếm mà chỉ có các bậc đế vương mới được dùng. Người Trung Quốc đã biết đến loại Gỗ Ngọc Am này từ hàng ngàn năm trước và xem giá trị của nó quý ngang với ngọc ngà, châu báu. Trong các cung đình, nếu như Gỗ sưa đỏ cứng tựa thép và có hoa văn tuyệt đẹp, thường được sử dụng để đóng các vật dụng cho các bậc vương tôn hoàng đế như giường tủ, bàn ghế thì gỗ ngọc am lại có mùi thơm hết sức quyến rũ, được dùng nhiều trong các tẩm cung của cung tần mỹ nữ.
Mặc dù được người đời truyền tụng trong dân gian như một loại Gỗ có nhiều công năng huyền diệu, nhưng khoa học hiện đại lại chứng minh rằng gỗ ngọc am có độc tính khá cao, có thể gây hại cho sức khỏe nếu được sử dụng không đúng cách. Cụ thể, các nhà khoa học từ Nhật Bản sau những nghiên cứu về tinh dầu ngọc am đã đưa ra kết luận rằng, loại tinh dầu này có độc tính với các tế bào, gây đông vón các protein tế bào ở người và cả động thực vật. Gỗ ngọc am là gỗ quý hiếm nhóm 1a cần được bảo vệ.
Gỗ Lignum Vitae
Gỗ Lignum Vitae là gỗ quý hiếm có nguồn gốc từ vùng biển Caribe, được coi là một loại cây xuất khẩu quan trọng đến châu Âu từ thế kỷ thứ 16. Gỗ Lignum Vitae rất cứng và nặng, có độ bền cao nên rất được ưa chuộng.
Gỗ long não
Long não là gỗ quý hiếm có tác dụng gây hưng phấn trung khu thần kinh, gây tăng cường hô hấp và tuần hoàn máu, đặc biệt là các trung khu thần kinh đang ở trạng thái ức chế thì tác dụng càng trở nên rõ ràng. Cơ chế tác động là lúc chích dưới da thuốc kích thích tại chỗ gây ra phản xạ hưng phấn.
Gỗ sưa
Gỗ sưa đốt thơm như trầm và cũng có thể cất lấy tinh dầu như tinh dầu gỗ đàn hương. Đây là loại gỗ quý hiếm có mùi thơm. Chiết xuất từ gỗ sưa có tính chất làm tan sưng, làm ra mồ hôi và tác dụng trợ tim. Từ thời vua chúa phong kiến Trung Quốc xưa gỗ sưa đã được dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là loại hương liệu lại vừa là dược liệu quý….
Gỗ hồng ngà
Gỗ hồng ngà là loại gỗ quý hiếm có xuất xứ từ châu Phi, phát triển rộng rãi ở Zimbabwe, Mô-dăm-bích và Nam Phi, chúng có màu đỏ hồng rất đẹp, thường được sử dụng để sản xuất gậy bi-a, cán dao, đồ mỹ nghệ. Hiện nay chính quyền Nam Phi đang thực hiện chính sách nghiêm ngặt về việc duy trì và bảo vệ loại gỗ này bởi sự khai thác quá mức của người dân đang làm loại gỗ này ngày càng suy giảm.
Gỗ đen Châu Phi
Gỗ đen Châu Phi có xuất xứ từ một loài cây có hoa thuộc họ đậu. Loại gỗ quý hiếm này thường được dùng để làm nhạc cụ đặc biệt là làm đàn Ghita vì âm sắc rất cân bằng của nó. Việc khai thác vô tội vạ và không có kế hoạch nuôi trồng thích hợp đã làm cho gỗ đen Châu Phi đang dần cạn kiệt.
Gỗ đen Châu Phi là loại gỗ quý hiếm nhóm 1a nên cần được bảo vệ và có kế hoạch khai thác hợp lý nếu không sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái.
Gỗ hoàng đàn
Cây Hoàng đàn là loại cây thường phân bố ở các dãy núi đá vôi cao chót vót chạy từ dãy Hữu Lũng, Chi Lăng, Văn Quan đến Bắc Sơn (Lạng Sơn). Từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, việc khai thác loại gỗ quý hiếm này ngày càng trở nên náo nhiệt.
Hoàng đàn là loại Gỗ quý hiếm nhóm 1a, loại gỗ này còn có thể sử dụng làm thuốc, làm hương liệu, gỗ có mùi thơm giống như trầm hương.
Gỗ hoàng đàn là gỗ quý hiếm có mùi thơm, thậm chí sau hàng trăm năm vẫn còn giữ được mùi thơm quý phái, hoàng đàn được tôn sùng là một loại gỗ gỗ thánh thần. Không chỉ là một loại gỗ tốt, mà nó còn dễ đục đẽo, chế tác, bền và điều làm nên đẳng cấp của gỗ hoàng đàn chính là do nó tỏa ra mùi thơm rất đặc biệt. Chất gỗ lại cứng như thép chứ mùi thơm thì chỉ thoang thoảng. Hương thơm của gỗ hoàng đàn có thể đứng vào hàng đệ nhị và chỉ đứng sau mỗi trầm hương.
Như vậy, bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin về các loại gỗ quý hiếm hiện nay. Con người cần có ý thức bảo vệ và chăm sóc cây xanh, hạn chế khai thác các loại gỗ quý hiếm. Hy vọng những thông tin trên của bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn đọc và hiểu hơn về các loại gỗ khác nhau.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn