Cây muối rừng là gì? Tác dụng của cây muối rừng chữa bệnh gì và cách dùng như thế nào? Tất cả thắc mắc của bạn đọc sẽ được giải đáp ngay ở bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé
Mục lục:
Cây muối rừng là gì
Cây muối rừng, hay còn được gọi là cây sơn muối, chúng có tên khoa học là Rhus semialata Murr. Còn trong đông y được biết đến với tên cây diêm phu mộc, họ đào lộn hột, cây sơn muối.
Cây muối rừng là loài cây mọc hoang nhưng lại đem đến một tác dụng trị bệnh tuyệt vời. Hơn thế nữa, cây còn nằm trong danh sách 1 trong 4 vị thuốc có mặt trong nhiều bài thuốc trị chứng thận hư, suy thận. Cây muối rừng được nhiều người biết đến nhờ vào khả năng điều trị suy thận của nó
Đặc điểm cây muối rừng
- Cuống lá và hoa được phủ lông ngắn, có màu nâu
- Có cánh mỏng, với chiều dài 5-12cm và rộng từ 2-5cm
- Bên mép có răng cưa và mặt dưới có lông ngắn nâu tro
- Là cây gỗ nhỏ, chiều cao khoảng 5-10m, cành non
- Lá kép, mọc sole nhau
- Hoa mọc ở ngọn với màu vàng trắng
- Quả tròn, có màu hồng, lông trắng
- Khoảng tháng 6-7 là cây ra hoa và tháng 10-11 là có quả
Cây muối rừng mọc ở đâu
Cây muối rừng mọc hoang ở khắp các tỉnh miền Bắc và Trung nước ta. Người ta thu hoạch lá, rễ của cây rồi rửa sạch, phơi khô (hoặc dùng tươi) dùng trong việc chế biến thuốc.
Cây được tìm thấy nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi, nhất là các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, Lâm Đồng, Quảng Nam, Lâm Đồng,…
Cây muối rừng có tác dụng gì
Trong cây sơn muối gồm các thành phần như: Tanin 43.2%, axit gallic,… Cây có tính mát, vị mặn. Khi vào hai kinh phế và thận, thành phần có trong cây muối rừng sẽ có tác dụng giải độc, tiêu viêm, lợi niệu, hoạt huyết lưu thông, sinh dịch mới, tăng cường sức khỏe của thận
Tác dụng trong Y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, cây muối rừng được đánh giá rất cao trong công dụng trị bệnh, đặc biệt là đối với chức năng thận. Dưới đây là một vào công dụng chính của cây:
- Rễ và thân cây có khả năng cải thiện, giữ vững chức năng thận, chữa trị chứng thận hư, suy thận rất hiệu quả
- Chữa trị tình trạng tiểu ra máu, phù thũng
- Chữa trị kiết lị
Lá và rễ cây có vị mặn, tính mát vào hai kinh phế và thận. Chúng có khả năng dưỡng huyết, tiêu viêm, giải động, lợi niệu, sinh tân dịch để nâng cao chức năng thận.
Vỏ và rễ cũng có tính mát, vị chát, mặn, đóng vai trò tán ư, giải độc, tiêu viêm, sinh tân, khu phong thấp, lợi niệu
Rễ cây muối rừng còn được dùng để trị cảm mạo phát sốt, ho, ho ra máu, kiết lị, trĩ chảy máu, các bệnh về mạch vành, phù thũng, viêm gan
Vỏ rễ dùng ngoài trị rắn cắn, dị ứng sơn, trị ngã tổn thương. Giã nát cây tươi rồi đắp hoặc là đun sôi lên lấy nước rửa.
Rễ cây khi đun sôi, chắt lấy nước và hòa cùng ít đường đỏ để uống, đó là bài thuốc dân gian chữa bệnh sốt rét vô cùng hữu hiệu
Cây muối rừng còn dùng trong trường hợp ỉa chảy, kiết lị, ho dai dẳng kéo dài, mộng tinh, đại tiện ra máu, sa trực tràng,…
Có thể dùng dưới dạng bôi ngoài da để trị bòng và chữa đau nhức, lại có công dụng diệt khuẩn.
Lá cây sắc đặc rồi ngậm được dùng trong trường hợp rút mủ chân răng.
Quả và vỏ cây đều có thể được dùng để nấu nước rửa mụn nhọt, ghẻ lở.
Cây muối rừng chữa bệnh gì
Có thể nói, tùy vào cơ địa khác nhau mà mỗi bệnh nhân sẽ gặp phải từng tình trạng bệnh khác nhau mà thầy thuốc sẽ có cách kết hợp những bộ phận của cây để tạo thành bài thuốc phù hợp với liều lượng nhất định
Công dụng chính của cây muối rừng gồm có
- Là 1 trong 4 vị thuốc xuất hiện trong nhiều bài thuốc trị thận hư, suy thận
- Có lợi trong chữa trị thổ huyết, tiêu chảy, ăn không tiêu
- Hỗ trợ điều trị phong thấp, gãy xương
- Trị mẩn ngứa, ghẻ lở, ra mồ hôi trộm
- Rễ cây có thể được dùng để trị vết rắn cắn, mụn độc
Cách sử dụng cây muối rừng
Suy thận là một trong nhiều bệnh vô cùng nguy hiểm và nước ta có tỉ người mắc bệnh là rất cao. Bệnh này đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh cho nhiều bệnh nhân và người thân bởi vì chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân. Việc điều trị cũng hết sức khó khăn, vất và, mất nhiều thời gian và chi phí cũng không hề rẻ.
Bài thuốc bao gồm 4 vị thuốc chính được sử dụng trong điều trị bệnh về thận đó là:
- 20g cây sơn muối phơi khô
- 20g cây mực khô
- 20g thân cây quýt gai khô
- 20g cây nổ khổ
Thực hiện: Làm sạch những vị thuốc đã chuẩn bị ở trên rồi sau đó đun cùng với 1.5l nước. Để lửa nhỏ đun đến khi nào nước cạn còn khoảng 0.5 lít thì bắc ra. Mỗi ngày uống 3 lần.
Đối với bệnh nhân mắc phải bệnh thận hay chứng suy thận thì cần phải sắc lấy nước đặc cho người bệnh, tuy ít nhưng mà lại đem đến hiệu quả điều trị cao. Người bệnh thận thì chức năng của thận sẽ thuyên giảm đi nhiều, chính vì thế, mỗi lần sắc thuốc ta nên sắc cho đặc để người bệnh chỉ cần uống ít mà vẫn đạt hiệu quả chữa trị tốt, và đặc biệt là không để thận phải hoạt động quá nhiều
Cây muối rừng có giá bao nhiêu tiền 1kg
Có thể nói, muốn tận dụng được triệt để khả năng chữa bệnh của cây muối rừng, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có được sự tư vấn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình. Việc tự ý sử dụng sẽ có thể không phát huy được hết khả năng điều trị của cây.
Giá bán của cây muối rừng tại thời điểm hiện tại là khoảng 100.000 đồng. Để có thể mua được cây muối rừng đảm bảo chất lượng dược tính, tốt nhất bạn nên mua ở những cửa hàng thuốc uy tín, điểm bán thuốc đông y có danh tiếng để bảo đảm khả năng chữa bệnh của cây và sức khỏe cho người thân và gia đình bạn
Bài viết trên là tổng hợp tất cả thông tin hữu ích về cây muối rừng mà bạn cần biết. Trước khi quyết định sử dụng cây muối rừng để điều trị thì hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia để phát huy được tối đa tác dụng. Chúc các bạn thành công.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn