Ở đường hô hấp có rất nhiều căn bệnh với những biểu hiện ho, khó thở thường bị nhầm với bệnh viêm phế quản. Vậy viêm phế quản là gì bài viết sau đây sẽ giúp người đọc tìm hiểu những thông tin về bệnh cũng như cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân gây viêm phế quản

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm phế quản.

Viêm phế quản được chia làm hai loại đó là viêm phế quản cấp tính và mãn tính, mỗi loại lại có một nguyên nhân khác nhau.

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính

Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể nhiễm virus, loại virus này được truyền trong không khí, lây lan qua đường hô hấp nhất là khi ho, hít thở. Ngoài ra viêm phế quản cấp tính có thể xảy ra khi bội nhiễm các loại vi khuẩn, phổ biến là liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến viêm phế quản mãn tính

Nguyên nhân được cho là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, đặc biệt là những người hút nhiều thuốc lá.

Triệu chứng của viêm phế quản

Các triệu chứng của viêm phế quản thường hay bị nhầm với các căn bệnh hô hấp khác như:

  • Ho kéo dài nhiều ngày;
  • Ho có đờm;
  • Khó thở, thở khò khè;
  • Đau tức ngực;
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể sốt.

Chẩn đoán viêm phế quản

Thông thường để chẩn đoán viêm phế quản các bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp sau:

Để chẩn đoán viêm phế quản các bác sĩ sẽ dụng nhiều phương pháp khác nhau.
  • Ban đầu các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám qua các biểu hiện lâm sàng ho, sốt, tức ngực,… Lắng nghe các âm thanh không bình thường phát ra từ phổi bằng ống nghe.
  • Sau đó bệnh nhân có thể được chỉ định chụp X-quang vùng ngực.
  • Dịch đờm sẽ được đem đi xét nghiệm tìm virus gây bệnh hoặc các loại vi khuẩn liên cầu, tụ cầu.
  • Đánh giá chức năng hoạt động của phổi thông qua việc kiểm tra lượng không khí lưu thông qua đường phổi, tốc độ hít vào thở ra của phổi.
  • Chụp động mạch phế quản, chụp phế quản có cản quang.
  • Tiến hành xét nghiệm máu.

Chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản

 

Xác định rõ tình trạng bệnh

Để lên kế hoạch chăm sóc người bệnh thì cần phải xác định rõ tình trạng bệnh.

 

  • Bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp tính hay mãn tính.
  • Đã phát bệnh trong thời gian khoảng bao lâu.
  • Các bệnh kèm theo như viêm tai, viêm mũi,…
  • Các bước điều trị, chăm sóc bệnh nhân viêm phế quản:
  • Vệ sinh sạch sẽ các dịch ở phế quản bị ứ đọng bằng cách đặt bệnh nhân nằm tư thế ngửa, kê gối nằm cao đầu, cho bệnh nhân uống nhiều nước ấm, vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, răng lợi. Có thể tiến hành hút dịch đờm nếu tình trạng của bệnh nhân nặng.
  • Cho bệnh nhân uống thuốc, các loại thuốc long đờm thường được chỉ định để làm giảm nhẹ cảm giác khó chịu: Acetylcystein, ambroxol,… Cho bệnh nhân dùng thêm kháng sinh khi nhận thấy có biểu hiện nhiễm khuẩn, các loại kháng sinh thường được dùng như: Ampicillin, amoxicillin, gentamicin,… Trong thời gian sử dụng thuốc cần lưu ý cho bệnh nhân uống thêm nước, ăn nhiều trái cây, nhất là các loại quả giàu vitamin C như cam, quýt,…

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm phế quản

Chế độ dinh dưỡng của người bệnh viêm phế quản cần được đảm bảo.
  • Cho bệnh nhân ăn các thức ăn dễ tiêu hoá, không nên ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu.
  • Tuyệt đối tránh các loại đồ cay, các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Bổ sung rau xanh, hoa quả vào khẩu phần ăn để tăng sức đề kháng.
  • Nên cho bệnh nhân uống thêm các loại sữa để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Ngoài ra cần hướng dẫn người bệnh vệ sinh sạch sẽ da và răng miệng để tránh sự lây lan, phát triển của vi khuẩn. Luôn giữ chăn gối, các đồ dùng sạch sẽ, vô trùng. Nhắc nhở bệnh nhân giữ ấm cơ thể để tránh gió lùa.

Theo dõi trong quá trình điều trị

  • Thường xuyên đo huyết áp, nhịp tim, mạch thở,…
  • Theo dõi dịch đờm, màu sắc, số lượng dịch.
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc để kịp thời xử lý.

Cách phòng bệnh viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản tuy không quá nguy hiểm nhưng thường gây khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, nếu không được chữa trị kịp thời có thể xảy ra những biến chứng xấu như ung thư phế quản. Vì vậy mỗi người chúng ta nên chủ động phòng bệnh cho bản thân mình bằng những cách sau:

Giữ ấm cơ thể là biện pháp phòng tránh viêm phế quản!
  • Không nên hút thuốc lá, những người đang hút thuốc nên chủ động bỏ thuốc.
  • Thường xuyên súc miệng, họng, nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý loại 0,9%.
  • Tất cả mọi người nên tiêm phòng cúm để tránh các bệnh về tai, mũi, họng.
  • Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh.
  • Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, các không gian xung quanh.
  • Nếu bị dị ứng với các loại phấn hoa, lông chó mèo thì nên chủ động tránh tiếp xúc.
  • Ăn uống đầy đủ, đảm bảo các nhóm dinh dưỡng, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả, các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin C,…
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn để tăng cường thể lực.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp cho bạn đọc câu hỏi viêm phế quản là gì, cũng như cách phân biệt viêm phế quản với những bệnh hô hấp khác, gợi ý một số cách điều trị, phòng tránh. Hiện này môi trường không khí đang bị ô nhiễm rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tật phát triển, vì vậy mỗi người nên có ý thức bảo vệ sức khoẻ của bản thân và gia đình trước căn bệnh viêm phế quản.