Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh thắc mắc. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc trên. Trào ngược dạ dày là hiện tượng những chất dịch acid ở trong dạ dày (acid HCl, pepsin, dịch mật,…) hòa vào cùng với thức ăn, sau đó lại bị đẩy ngược lên thực quản. Trào ngược thường xuất hiện sau khi ăn và không kèm theo biểu hiện nào khác.
Mục lục:
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Trào ngược khi xảy ra thường xuyên sẽ gây tổn thương hầu, họng, thực quản. Sau đó bệnh sẽ tiến triển thành những biến chứng rất nguy hiểm gồm: Ung thư thực quản, barrett thực quản, viêm đường hô hấp, viêm loét thực quản,…
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao là: Người béo phì, người bệnh tiểu đường, người bị hen suyễn, người thường xuyên hút thuốc, nghiện rượu bia, bị thoát vị cơ hoành, phụ nữ mang thai, bệnh mô liên kết,…
Xem thêm: Các nguyên nhân trào ngược dạ dày thường gặp
Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng trào ngược dạ dày này là đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm và cần tới bệnh viện để khám và điều trị:
- Cảm giác giống như mắc vật gì trong cổ làm nghẹn, khó nuốt
- Thường bị nấc cụt
- Thường bị ợ nóng, cảm thấy nóng rát từ xương ức tới cổ họng
- Ho khò khè hoặc khó thở
- Hay bị chua miệng, nếm thấy vị chua
- Mất tiếng, khàn giọng
- Đau họng, viêm họng
Chẩn đoán
Người bệnh hãy thực hiện các phương pháp sau để xác định chính xác bệnh của mình.
- Kiểm tra tình trạng viêm loét của mình bằng cách nội soi thực quản dạ dày.
- Kiểm tra lỗ thực quản bằng chụp X quang, cơ thắt bình vị có bị hẹp, chít, khó nuốt làm trào ngược không?
- Kiểm tra độ PH lưu động trong 14 giờ giúp xác định các thông số acid dạ dày thực quản.
- Đánh giá chất trào ngược là dịch hay khí bằng cách đo trở kháng.
Dựa vào các xét nghiệm và biểu hiện trào ngược dạ dày trên, bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị. Trong khi chữa trị, bạn cần thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, luyện tập, sinh hoạt khoa học để giúp đẩy lùi bệnh tật.
Biến chứng trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được điều kịp thời và trị dứt điểm tận gốc thì bệnh sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
- Loét thực quản: Chất Axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản gây mòn mô thực quản gây ra tình trạng nhiễm trùng và tạo thành các vết loét và chảy máu gây đau đớn, khó chịu.
- Hẹp thực quản: Axit dạ dày hay bị trào lên thực quản và gây ra các mô sẹo làm hẹp thành thực quản, làm cho bệnh nhân cảm thấy đau khi nuốt.
- Ung thư thực quản: Axit gây ra nhiều sự thay đổi ở vị trí mô lót thực quản, làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Các biến chứng kể trên rất nguy hiểm đối với cơ thể người bệnh, bắt nguồn từ việc chứng trào ngược dạ dày diễn ra liên tục, nhiều lần không được điều trị. Câu trả lời cuối cùng là bệnh trào ngược dạ dày nguy hiểm hay không phụ thuộc chủ yếu vào tần suất xảy ra triệu chứng trào ngược, cơ địa và tình trạng thực tế của bệnh nhân.
Trào ngược dạ dày là một căn bệnh phức tạp
Đây là một căn bệnh rất phức tạp, đặc biệt dễ gây nhầm lẫn do không có tiêu chuẩn chính xác tuyệt đối trong chẩn đoán. Ngoài những triệu chứng ở thực quản như khó nuốt, ợ chua, ợ nóng, nhiều nước bọt, còn các triệu chứng khác ngoài thực quản như sưng họng, viêm họng, hỏng răng, chảy mủ tai, đau ngực, khàn giọng, ho kéo dài,….
Bệnh còn rất phức tạp ở chỗ không có sự tương quan cố định cần thiết giữa tần suất và độ nặng của các triệu chứng viêm thực quản. Điều này có nghĩa là thực quản bệnh nhân có thể đã bị loét, viêm, loét, barrett (tiền ung thư thực quản) mà các triệu chứng vẫn thể hiện giống như ở mức độ nhẹ.
10% bệnh nhân trào ngược dạ dày mắc Barrett thực quản
Bệnh Barrett thực quản xảy ra ở khoảng 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Các Axit dạ dày tấn công mỗi ngày lên thực quản chính là nguyên nhân khiến cho biểu mô thực quản bị thay thế bằng các biểu mô dị sản ( giai đoạn tiền ung thư).
Barrett thực quản thường không gây ra các triệu chứng đặc trưng. Thông thường chỉ có 1/3 bệnh nhân có những biểu hiện bệnh trào ngược. Đây có thể là do những biểu mô dị sản đã không còn nhạy cảm với các loại axit bình thường. Chính vì thế nên phản xạ báo động nguy hiểm của cơ thể mất đi gây ra tâm lý chủ quan, coi thường bệnh, bàng quang.
Biến chứng nguy hiểm nhất của trào ngược dạ dày – Ung thư tuyến thực quản
Hầu hết tình trạng ung thư tuyến ở thực quản và các loại u như vậy thường ở vùng tâm vị sẽ phát sinh các dị sản Barrett. Những biểu mô dị sản thường có nguy cơ ác tính lớn hơn.
Những người ở độ tuổi trên 50 thường hay mắc ung thư thực quản hơn cả. Đa số những bệnh nhân ung thư thực quản đều thực hiện chữa trị khi bệnh đã muộn và rất khó có thể chữa được. Những dấu hiệu mà bạn cần nghĩ ngay tới ung thư thực quản đó là: nuốt đau, sụt cân, khó nuốt. Thời gian đầu nuốt khó khăn và đau khi ăn thức ăn đặc, sau đó nuốt khó cả các dạng thức ăn lỏng, thậm chí cả khi uống nước. Những biểu hiện dễ dàng nhận biết khác như khàn tiếng, viêm phổi, ho, nôn ra máu, nôn, buồn nôn, nôn vì khối u xâm lấn. Vào giai đoạn muộn có thể xảy ra di căn hạch, gan, phổi.
Các biện pháp phòng ngừa biến chứng
Để tránh các biến chứng như ung thư, xảy ra ngay khi xuất hiện các triệu chứng trào ngược ban đầu, bệnh nhân sẽ cần thực hiện điều trị với một thái độ triệt để và nghiêm túc.
Bệnh trào ngược dạ dày có 3 nguyên nhân chính là: tiêu hóa kém, viêm loét dạ dày và stress. Chính vì thế nên các nguyên tắc điều trị bệnh thường hướng tới sự an thần, làm dịu thần kinh để giảm stress và làm lành vết viêm loét ở trong dạ dày, kiện tỳ vị giúp cải thiện chức năng cho hệ tiêu hóa.
Chính vì thế, để việc chữa trị đạt được hiệu quả cao nhất và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát, bệnh nhân cần duy trì được các hoạt động vận động mỗi ngày giúp kiểm soát stress cùng với một chế độ ăn uống tốt cho dạ dày.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn