Chữa thận hư bằng Đông y từ lâu đã được người dân lựa chọn. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về việc điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền, nhưng Đông y điều trị thận hư đang chiếm một vị thế quan trọng đối với công tác phòng và điều trị bệnh.
Mục lục:
Quan niệm của Đông y về thận hư
Đông y hay y học cổ truyền là nền y học lâu đời phát triển song hành cùng quá trình đấu tranh sinh tồn của nhân dân. Nền y học cổ truyền phương Đông được dựa trên học thuyết âm dương ngũ hành – linh hồn của triết học cổ đại phương Đông.
Có nhiều điểm tương đồng giữa y học hiện đại ngày nay và nền y học cổ truyền về chức năng tạng phủ. Thận đóng vai trò đặc biệt trong quá trình giữ cân bằng nước và nội mô, cân bằng kiềm toan cũng đc thận đảm trách. Nội môi ổn định sẽ là một yếu tố tiên quyết cho hoạt động của các cơ quan và tế bào khác.
Tuy nhiên Đông y quan niệm tạng thận là “tạng cha mẹ” của các tạng khác. Thận chủ quản thống lĩnh các chức năng quan trọng nhất của cơ thể, có đi kèm với chức năng chủ quản về sinh dục phát dục cơ thể. Do vậy các trường hợp sinh lý yếu (di tinh, liệt dương, giảm ham muốn tình dục…) đều được quy nạp thành chứng trạng tạng thận.
Ngoài ra thận hư còn xuất hiện các chứng trạng đau lưng, mỏi gối, người mệt mỏi, sợ lạnh, tứ chi vô lực, ngủ kém, ăn kém có thể đi ngoài phân lỏng lúc sáng sớm… Nếu như bệnh nhân xuất hiện các chứng trạng như trên cần đi khám để được thăm khám và điều trị.
Các bài thuốc chữa thận hư bằng Đông y
Có rất nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng điều trị thận hư thận yếu. Tuy nhiên cần được chẩn đoán chính xác thể bệnh thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả và không để lại biến chứng. Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đúng thể hoặc có tiềm ẩn một bệnh lý thận mạn tính trước đó thì sử dụng thuốc Đông y lại là một cách thức nguy hiểm có thể gây suy thận.
Bài thuốc chữa thận hư Lục vị địa hoàng hoàn
“Lục vị địa hoàng hoàn” là một bài thuốc chữa trị thận hư bằng Đông y kinh điển được cha ông ta truyền lại từ bao đời này.. Bài thuốc có tác dụng tư dưỡng can thận thích hợp điều trị cho bệnh nhân xuất hiện chứng can thận âm hư:
- Bốc hỏa, lưng gối mềm yếu
- Nhức nóng trong xương
- Ngũ tâm phiền nhiệt (tim hồi hộp, lòng bàn tay, bàn chân nóng)
- Hoa mắt chóng mặt, ù tai
- Di tinh
- Ra mồ hôi trộm
- Đau họng, miệng khô khát nước, răng lung lay, lưỡi khô đỏ, rêu ít, mạch tế sác.
Bài thuốc được tổ hợp 6 vị thuốc: thục địa 320g, sơn thù 160g, hoài sơn 160g, phục linh 120g, trạch tả 120g, đan bì 120g.
Người bệnh tán bột mỗi ngày uống 2 lần với nước muối nhạt lúc bụng trống.
Bài thuốc điều trị thận hư từ thục địa và hoài sơn
Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc: thục địa 8g, hoài sơn 4g, sơn thù 4g, bạch linh 3g, trạch tả 3g, đan bì 3g, quế nhục 1g, phụ tử 1g. Thuốc sử dụng cho các trường hợp bệnh nhân thận dương hư, thận dương yếu thể lâm sàng với các triệu chứng:
- Đau lưng, mỏi gối, lưng và chi dưới lạnh
- Bụng dưới co quắp
- Tiểu tiện nhiều
- Ù tai, đàm ẩm, cước khí, liệt dương
- Chất lưỡi nhạt bệu rêu lưỡi trắng mỏng mạch trầm tế
Bấm huyệt chữa thận hư thận yếu
Bấm huyệt cũng là phương pháp độc đáo của y học cổ truyền phương Đông trong điều trị bệnh. Phương pháp này tạo ra các cung phản xạ mới cắt đứt cung phản xạ bệnh lý của bệnh nhân, do đó điều hòa được các rối loạn chức năng thông qua cơ chế thần kinh và thể dịch.
Trong điều trị thận hư thận yếu, bấm huyệt giúp giảm triệu chứng khó chịu tại cân cơ xương khớp. Ngoài ra, phương pháp này còn điều chỉnh lại chức năng của tuyến thượng thận và vùng dưới đồi, vùng dưới vỏ não. Các huyệt có thể bấm bao gồm Thận Du, Can Du, Giải Khê nằm chủ yếu trên kinh thận.
Về cách xác định huyệt, Thận Du nằm ngang khe đốt sống L2-L3, đo sang 2 bên khoảng 1,5cm. Huyệt Can Du nằm ở mỏm gai xương sườn thứ 9 cách đường giữa cột sống 1,5cm. Còn huyệt Giải Khê nằm ở vị trí giữa nếp lằn cổ chân 2 bên. Day bấm huyệt theo chiều kim đồng hồ ấn từ nông đến sâu thời gian khoảng 5-10 phút một lộ trình.
Diện chẩn điều trị thận hư
Ngoài các phương pháp dùng thuốc, xoa bóp và các phương pháp không dùng thuốc khác thì diện chẩn cũng là một phương pháp hữu hiệu trong điều trị thận hư. Đông y quan niệm rằng, trên mặt cũng có đối chiếu của các tạng phủ lên trên bộ vị của mặt vì vậy những biến đổi của tạng phủ đó cũng biểu hiện trên gương mặt. Việc tác động vào điểm đó sẽ thúc đẩy công năng tạng phủ.
Trên mặt các điểm đối chiếu của các tạng thận nằm ở 2 bên mép và khu vực nếp nhăn mũi má. Khi massage các vùng trên cũng góp phần thúc đẩy công năng tạng phủ. Ngày làm 1-2 lần mỗi lần 10-15 phút trên một liệu trình.
Như vậy, các bài thuốc chữa thận hư bằng Đông y sẽ mang lại hiệu quả và độ an toàn hơn so với các phương pháp của Tây y. Tuy nhiên bệnh nhân nên đến khám tại các chuyên khoa y học cổ truyền để được điều trị. Các phương pháp của y học cổ truyền vừa hiệu quả vừa có tính an toàn. Vì vậy cần đẩy mạnh hơn nữa việc khám chữa bệnh thận hư bằng y học cổ truyền.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn