Cà gai leo là thảo dược quý được lưu truyền trong dân gian, với nhiều công dụng trong chữa bệnh, nhất là đối với các bệnh lý về gan. Tuy nhiên một số người cho rằng cà gai leo làm yếu sinh lý. Vậy thực hư như thế nào, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Mục lục:
Cà gai leo là cây gì?
- Tên khoa học: Solanum hainanense hay Hance Solanaceae.
- Tên thường gọi: Cây cà dây leo, cây cà quánh, cây cà vạnh,…
-Đặc điểm cây cà gai leo:
- Cây cà gai leo sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Nghệ An, Thanh Hóa và Thái Bình,.. Ở một số tỉnh phía nam cũng có nhưng ít hơn.
- Thân cây cà nhẵn, nhiều nhánh, nhiều lông và nhiều gai; Lá hình thon dài hoặc bầu dục mọc đan xen nhau, mặt trên của lá có màu xanh đậm hơn mặt dưới, gân lá có gai mọc ra đến phần cuống, đặc biệt lá có rất nhiều lông tơ;
- Hoa mọc thành từng chùm, mỗi chùm có khoảng từ 3 đến 4 hoa, có loại cho hoa màu tím nhạt hoặc có loại cho màu trắng; Quả có hình cầu, khi chín màu đỏ; Hạt có màu vàng hình dẹt.
- Theo Đông y và Tây y thì cây cà gai leo có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe con người, nhất là đối với chức năng gan. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm có chiết xuất từ cà gai leo, xuất hiện dưới dạng cao, trà uống, viên nang uống,…giúp hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh gan, mát gan, bổ gan,….
Có phải uống cà gai leo làm yếu sinh lý không?
Cà gai leo được biết đến là vị thuốc quý tốt cho sức khỏe. Nhưng một số cánh mày râu lại lo ngại việc uống nhiều sẽ làm suy giảm chức năng sinh lý, dẫn đến giảm ham muốn tình dục.
Tuy nhiên chưa có công bố của công trình nghiên cứu nào chứng minh cho việc uống cà gai leo làm yếu sinh lý cả. Mà trên các tài liệu, sách vở cũng không khẳng định điều này. Do đó các bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Trong dân gian cây cà leo đã được sử dụng làm nước uống từ lâu, nhưng chưa có bất kỳ triệu chứng xấu nào gây tác động đến sức khỏe con người. Ngược lại, nó còn giúp rất nhiều bệnh nhân trong quá trình điều trị bệnh.
Lợi ích và tác hại của cà gai leo?
Cà gai leo có tác dụng điều trị các bệnh viêm gan do vi rút, gan nhiễm mỡ
Có rất nhiều các công trình nghiên cứu về tác dụng của thảo dược này. Công trình thí nghiệm trên chuột năm 1997 cho thấy cà gai leo giúp hạn chế sự thoái hóa của tế bào gan nên giúp bảo vệ gan khỏi sự viêm nhiễm. Công trình năm 2002 cho thấy cà gai leo có chứa glycoalcaloid nên giúp giảm collagenase, dẫn đến giảm tình trạng xơ hóa gan.
Công trình nghiên cứu thí điểm tại bệnh viện 103, bệnh viện 354 và bệnh viện 108 cho thấy việc dùng cà gai leo giúp giảm các triệu chứng điển hình của bệnh gan gây ra như mệt mỏi, đau hạ sườn, da vàng, nước tiểu sẫm màu,…
Các chỉ số đánh giá chức năng gan như transaminase và bilirubin trở về vị trí bình thường khi bệnh nhân có sử dụng cà gai leo trong quá trình điều trị.
Cây cà gai leo có tác dụng giải độc gan do rượu
Trong dân gian thường lưu truyền bài thuốc giải độc do rượu từ cà gai leo. Phần rễ của cây cà gai leo có tác dụng giảm các triệu chứng say do rượu, nên thường được dùng để giải rượu. Do đó có thể nói uống nước cà gai leo rất tốt cho chức năng gan.
Cây cà gai leo có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Cà gai leo có chứa các chất có tác dụng chống lại sự oxy hóa và các gốc tự do. Do đó tác dụng ngăn ngừa sự hình thành ung thư. Đặc biệt nó có chứa glycoalcaloid nên có tác dụng kìm hãm sự phát triển của các tế bào xơ gan và K gan.
Ngoài ra trong dân gian còn lưu truyền các bài thuốc khác từ cà gai leo giúp chữa các bệnh về xương khớp, ho gà, hen suyễn, trị rắn cắn,…
Cà gai leo có nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng hiện nay nó cũng chỉ lưu hành dưới dạng thực phẩm chức năng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Với trường hợp dùng cà gai leo khô, người bệnh không nên dùng quá liều lượng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Tránh sự lạm dụng quá mức dù nó chỉ là dạng chức năng.
Ai không nên dùng cà gai leo?
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi có sức đề kháng kém, thể trạng yếu nên khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cũng cần phải thận trọng.
- Những người có cơ địa quá mẫn cảm cũng không nên sử dụng, tránh những tác động xấu đến sức khỏe.
Không nên quá lạm dụng cà gai leo, cần sử dụng theo hướng dẫn của các bác sĩ.
Trên đây là những thông tin về cây cà gai leo. Hy vọng sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi cà gai leo làm yếu sinh lý hay không? Đồng thời có thêm những kiến thức bổ ích để sử dụng đúng cách nhé.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn