Bị đau họng nhưng không ho khiến người bệnh cảm thấy vô cùng khó chịu và bất an, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, cách phân biệt cũng như phương pháp điều trị để giúp nhanh chóng khỏi bệnh.
Mục lục:
Nguyên nhân bị đau họng nhưng không ho
Hầu hết người bệnh bị viêm long đường hô hấp trên đều có biểu hiện đầu tiên là đau họng nhưng không phải ai cũng có triệu chứng ho. Vậy nguyên nhân bị đau họng nhưng không ho là do đâu:
- Do virus: Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh làm các virus phát tán không kiểm soát.
- Do dị ứng: Gặp ở người bệnh có cơ địa quá mẫn cảm.
- Do môi trường ô nhiễm: Khói xi măng, khói thuốc lá, bụi than, chất đốt… gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp người bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp trong thời gian dài.
- Do viêm amydal: Có thể mạn tính hoặc cấp tính, nguyên nhân thường do nhiễm vi khuẩn, virus… hoặc tình trạng đồng nhiễm.
- Do viêm long đường hô hấp trên hoặc dưới: Ngoài biểu hiện đau họng người bệnh còn kèm theo các triệu chứng như: Sổ mũi nước, đau đầu, ho khan hoặc khạc đờm.
Tình trạng bị đau họng nhưng không ho có phải triệu chứng ung thư vòm họng không
Bình thường khi bị đau họng sẽ kèm theo triệu chứng ho nhưng có một số trường hợp người bệnh không có biểu hiện này. Điều đó làm cho bệnh nhân vô cùng lo lắng. Vậy tình trạng đau họng không ho có phải triệu chứng ung thư vòm họng không?
Bị đau họng nhưng không ho rất có thể là dấu hiệu khởi đầu của ung thư vòm họng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng vậy. Ung thư vòm họng có biểu hiện khá âm thầm, kín đáo nên rất khó để phát hiện, dễ bị bỏ sót.
Để tránh những nguy cơ xấu có thể xảy ra, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám nếu tình trạng đau họng không thuyên giảm sau quá trình điều trị.
Phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường
Triệu chứng của ung thư vòm họng và viêm họng khởi phát tương đối giống nhau khiến người bệnh dễ bị nhầm lẫn. Vậy làm cách nào để phân biệt ung thư vòm họng và viêm họng thông thường?
Giống nhau: Ngứa, rát, đau vùng họng
Khác nhau:
+ Viêm họng thông thường: Ngoài những triệu chứng giống nhau đã nêu ở trên người bệnh còn có các biểu hiện toàn thân như: Sốt, ho, rét run, sổ mũi nước, nghẹt mũi.
+ Ung thư vòm họng: Người bệnh điều trị kháng sinh trong thời gian dài nhưng các triệu chứng đau ở vùng họng vẫn không thuyên giảm. Thường gặp các biểu hiện sau đây:
- Ho khan hoặc khạc đờm trong thời gian dài.
- Tình trạng nuốt đau ngày càng nặng lên.
- Khàn giọng, thay đổi giọng nói, nuốt khó.
- Vùng cổ có khối u.
- Chảy máu vùng mũi, họng.
- Mệt mỏi, ăn uống kém, sụt ký nhanh .
- Khó thở.
- Đau nửa đầu, đau tai.
- Thường gặp ở người lớn từ 40 – 50 tuổi, có yếu tố gia đình
Tỷ lệ ung thư vòm họng ở nam giới gấp đôi nữ giới do lối sống không lành mạnh và môi trường tiếp xúc nghề nghiệp của nam cao hơn nữ.
Bị đau họng nhưng không ho chữa thế nào
Khi bạn bị đau họng nhưng triệu chứng ho chưa xuất hiện, hãy khoan sử dụng kháng sinh, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
Súc miệng bằng nước muối
Nước muối có tác dụng kháng khuẩn giúp họng giảm sưng, đau và loại trừ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp.
Cách làm: Lấy 2 – 3 muỗng cafe muối pha trong 200ml nước ấm súc miệng mỗi 2 lần/ngày.
Uống trà
Trà xanh có tác dụng giảm đau, chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Cách làm: Trà + 300ml nước ấm + 2 thìa mật ong, khuấy đều hỗn hợp trên và uống ngày 1 – 2 lần sau mỗi bữa ăn cho đến khi triệu chứng đau họng thuyên giảm.
Uống nước ấm
Nghe có vẻ bất hợp lý nhưng nước lại là một trong những biện pháp không thể thiếu trong việc hỗ trợ điều trị tình trạng bị đau họng nhưng không ho. Bạn chỉ cần uống đủ 1 – 2 lít nước / ngày sẽ giúp giữ ẩm cho cổ, giảm sưng, giảm viêm.
Ăn chuối
Chuối cung cấp nhiều vitamin C giúp bạn tăng cường sức đề kháng, làm giảm tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Mỗi ngày chỉ cần ăn 1 – 2 quả chuối cho đến khi giảm cảm giác đau, rát ở vùng họng.
Uống nghệ kèm mật ong
Không những có tác dụng làm đẹp mà nghệ còn giúp ích trong việc hỗ trợ điều trị viêm họng. Thành phần kháng viêm của chúng giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, làm giảm triệu chứng đau.
Cách làm: Pha hỗn hợp gồm 2 thìa cafe bột nghệ + 2 thìa cafe mật ong vào 300ml nước ấm, sau đó khuấy đều và uống. Ngày dùng 1 – 2 lần trước mỗi bữa ăn.
Tỏi
Tỏi có chứa hợp chất allicin không những tiêu diệt được vi khuẩn mà chúng còn ngăn chặn sự phát triển của virus.
Cách làm: Tỏi giã nhuyễn vắt lấy nước sau đó pha với 2 muỗng cafe mật ong. Ngày uống 2 lần sau mỗi bữa ăn, dùng trong vòng 2 – 3 ngày bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng đau họng sẽ được cải thiện.
Thuốc
Nếu đã áp dụng những phương pháp trên để điều trị nhưng tình trạng viêm họng vẫn không thuyên giảm bạn có thể sử dụng thuốc dưới sự hướng dẫn của các y, bác sĩ. Những nhóm kháng sinh thường dùng trong viêm họng bao gồm: Cephalosporin, macrolid, penicillin…
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn đọc những kiến thức về cách phân biệt cũng như biện pháp chữa trị khi bị đau họng nhưng không ho. Hy vọng bạn sẽ biết cách để tự bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và gia đình mình.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn