Tình trạng bà bầu bị viêm phế quản rất phổ biến bởi ở phụ nữ mang thai hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng suy giảm. Tuy là một bệnh thường gặp nhưng không phải bà bầu nào cũng biết hậu quả và biến chứng của nó gây ra cho thai nhi. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về căn bệnh viêm phế quản ở bà bầu.
Mục lục:
Vì sao phụ nữ dễ bị viêm phế quản khi mang thai
- Quá trình mang thai sẽ khiến cơ thể phụ nữ bị giảm khả năng miễn dịch, phòng vệ vì vậy khó chống lại các tấn công từ mầm bệnh. Phụ nữ mang thai có quá trình phát bệnh viêm phế quản nhanh gấp đôi những người có thể trạng bình thường và nếu không tiến hành điều trị tỷ lệ biến chứng cũng cao hơn gấp nhiều lần.
- Viêm phế quản cấp khi mang thai là do những tác nhân như nhóm vi khuẩn, virus cúm, Parainfluenza,… Ngoài ra tác nhân gây bệnh cũng có thể do nhóm virus Adenovirus, các loại ô nhiễm từ khói bụi, khói thuốc lá, bào tử nấm và trực khuẩn Hemophilus.
- Tình trạng bệnh của bà bầu thường kéo dài vì không thể sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị nên tình trạng viêm phế quản có nguy cơ nặng hơn và biến chứng.
- Khi bà bầu tiếp xúc với những dịch hô hấp, ho, hắt hơi của người mang bệnh viêm phế quản từ đó hình thành những ổ bệnh gây viêm nhiễm.
Triệu chứng khi bà bầu bị viêm phế quản
Khi bị viêm phế quản bà bầu thường gặp những dấu hiệu điển hình như sau:
- Khó thở
- Ho khan
- Đau rát cổ họng
- Người mệt mỏi, có cảm giác buồn ngủ
- Chán ăn, mất cảm giác thèm ăn…
Nếu bệnh viêm phế quản trở nặng sẽ kèm theo một số triệu chứng khác nữa như:
- Cơn cơn ho liên tục kèm theo hiện tượng đau ngực dữ dội
- Mũi và cổ họng xuất hiện dịch nhầy, đờm, có thể có lẫn cả mủ
- Sốt cao trên 39 độ, thở khó…
Bà bầu bị bệnh viêm phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bị viêm phế quản sẽ khiến các mẹ bầu gặp phải tình trạng khó thở, vì vậy thai nhi dễ bị thiếu oxy dẫn tới việc sảy thai. Theo một thống kê thì tỉ lệ sảy thai khi mắc viêm phế quản lên tới 10%, đây là một con số khá lớn.
- Viêm phế quản còn tăng nguy cơ sinh non, hoặc thai nhi có khả năng bị suy dinh dưỡng, mẹ thường mắc phải tiểu đường thai kỳ.
Cách chữa viêm phế quản cho bà bầu
Thông thường các bà bầu bị viêm phế quản sẽ không được sử dụng kháng sinh bởi không đảm bảo an toàn cho thai nhi. Các loại kháng sinh doxycycline, minocycline gây biến chứng sinh non, hỏng chức năng gan.
Tuy nhiên các bà bầu có thể sử dụng được một số loại thuốc giúp chất nhầy trong mũi se lại giảm cảm giác khó chịu như: Chlorpheniramine, claritin, tylenol,…
Thuốc kháng sinh không trị bệnh diệt virus mà chỉ giúp giảm triệu chứng, vì vậy các mẹ bầu hoàn toàn có thể áp dụng những cách điều trị tại nhà như sau:
- Nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối sinh lý, khi rửa mũi các mẹ dùng một ống xi lanh bơm nước mũi vào một bên mũi và để nước muối kéo theo dịch chảy ra từ bên mũi còn lại. Rửa mũi sạch sẽ giúp tránh tình trạng dịch nhầy chảy xuống cổ họng gây viêm nhiễm.
- Uống nhiều nước lọc để giúp dịch đờm trong cổ họng loãng ra.
- Uống nước gừng nóng giúp trị viêm, tăng cường miễn dịch.
- Dùng dầu bạch đàn để xông hơi, trong tinh dầu bạch đàn chứa một loại chất có khả năng kháng khuẩn.
- Uống nước mật ong ấm, có thể thêm vài giọt chanh để giảm tình trạng đờm.
Khi tình trạng viêm phế quản kéo dài, áp dụng một số cách chữa trị tại nhà mà không thuyên giảm mẹ bầu nên đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn, chẩn đoán và tiến hành chữa trị kịp thời tránh gây ra những biến chứng.
Cách phòng tránh ho viêm phế quản cho bà bầu
Vì viêm phế quản rất dễ gây biến chứng nên các mẹ bầu nên chủ động nắm vững và áp dụng những cách phòng tránh bệnh sau để hạn chế tối đa việc mắc bệnh:
- Thường xuyên rửa tay với xà phòng để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập của các loại vi khuẩn, virus.
- Giữ gìn vệ sinh các nhân, đặc biệt là vệ sinh răng miệng.
- Hạn chế trò chuyện, tiếp xúc với những người đang bị bệnh, tốt nhất là nên cách ly.
- Giữ gìn môi trường làm việc, sinh sống sạch sẽ.
- Mùa đông tránh để cơ thể nhiễm lạnh, cần che chắn khi đi ra ngoài vừa tránh gió lạnh và vừa tránh khỏi bụi, tránh bầu không khí ô nhiễm.
- Tạo cho bản thân một thói quen sống lành mạnh như ăn ngủ đúng giờ, đúng bữa, không hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn giúp cơ thể khoẻ mạnh tạo ra nhiều đề kháng chống lại bệnh tật.
Bà bầu bị viêm phế quản ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ và của thai nhi, đặc biệt là có thể gây biến chứng xấu cho thai nhi. Vì vậy các bà mẹ mang thai cần chủ động theo dõi phòng tránh bệnh, khi mắc bệnh cần tiến hành thăm khám chữa trị kịp thời.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn
Ngày cập nhật :