Viêm phổi không sốt là bệnh lý phổ biến về đường hô hấp do virus, vi khuẩn gây ra. Cùng tìm hiểu bệnh viêm phổi có sốt không, triệu chứng và cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm phổi như thế nào qua bài viết dưới đây.
Mục lục:
Viêm phổi có sốt không?
Viêm phổi là một bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Khi mắc bệnh viêm phổi, một hoặc cả hai phổi sẽ bị sưng (viêm) lên. Kéo theo đó, hiện tượng phổi sưng khiến lượng dịch tiết ra nhiều hơn và tạo nên tế bào chết, làm cho những cụm túi khí nằm tại phía cuối đường thở bị tắt nghẽn.
Một số trường hợp nếu không điều trị sớm viêm phổi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này, nhưng phổ biến nhất là ở người cao tuổi khi hệ thống miễn dịch bị giảm sút do vi khuẩn tấn công hoặc mắc phải căn bệnh nào đó.
Viêm phổi thường trở nên nghiêm trọng hơn nếu đối tượng mắc bệnh là người lớn tuổi và trẻ nhỏ, những bệnh nhân mãn tính hoặc có hệ miễn dịch quá kém.
Việc viêm phổi có sốt không còn tùy vào từng người. Thông thường, người bị viêm phổi sẽ có các biểu hiện ho, sốt và nôn.
Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đôi khi lại không xảy ra những triệu chứng rõ rệt của bệnh viêm phổi mà chỉ bồn chồn hay thờ ơ.
Ngoài ra, người lớn tuổi hoặc các đối tượng có khả năng miễn dịch yếu cũng thường không bị sốt và những triệu chứng khác có thể không biểu hiện rõ ràng. Thay vào đó, người lớn tuổi mắc bệnh viêm phổi có thể tình trạng tâm thần không ổn định, điển hình như nhầm lẫn.
Triệu chứng viêm phổi không sốt
Khi mắc bệnh viêm phổi không xuất hiện tình trạng sốt, người bệnh có thể nhận biết qua những triệu chứng sau:
Ho có đờm hoặc ho khan
Tùy thuộc việc bạn mắc loại viêm phổi nào cũng như những yếu tố khác mà xảy ra ho khan hoặc ho có đờm. Nếu bệnh do vi khuẩn gây ra thì thường sẽ gặp triệu chứng ho có đờm đặc.
Run, ớn lạnh
Tình trạng ớn lạnh, run là dấu hiệu phổ biến của bệnh viêm phổi không sốt và có thể xảy ra rất đột ngột. Đây là dấu hiệu vi khuẩn đã lan vào trong máu.
Khó thở
Viêm phổi có thể làm cho người bệnh khó thở. Nếu viêm phổi làm suy giảm chức năng phổi thì có thể khiến máu không được đáp ứng đủ oxy và buộc phải thở bằng máy.
Đau ngực
Khó thở và ho dễ khiến người bệnh bị đau ngực và mệt mỏi. Tình trạng này nếu đi đôi với nhiễm trùng phổi sẽ làm cho cơn đau trở nên dữ dội hơn.
Nếu được điều trị kịp thời, tình trạng ho sẽ giảm sau 48 tới 72 tiếng. Thực tế, bệnh viêm phổi có thể hoàn toàn biến mất nếu dùng kháng sinh liên tục từ 5 – 10 ngày.
Cách chăm sóc bệnh nhân bị viêm phổi không sốt
Thường xuyên lưu thông đường thở
Mỗi ngày cần cố gắng cho bệnh nhân uống 2 – 3 lít để bù nước cũng như giúp long đờm. Ngoài ra, cũng cần giữ không khí phòng luôn ẩm và nóng để người bệnh dễ thở hơn. Có thể hướng dẫn bệnh nhân tập từ từ hít vào bằng mũi và thở qua miệng.
Khi bệnh nhân ho, cần đỡ họ ngồi dậy, người hơi cúi về phía trước sẽ tạo cảm giác dễ chịu hơn. Đầu gối và hông gấp lại để hạn chế căng cơ bụng nếu như ho mạnh. Kết hợp vỗ ngực và ho mạnh nhằm dễ dàng đẩy đờm ra ngoài.
Bên cạnh đó, có thể cho người bệnh thở oxy theo ý kiến của bác sĩ và uống thuốc đúng giờ theo chỉ định sẽ giúp thuyên giảm tình trạng viêm phổi không sốt khá hiệu quả.
Chống mất nước
Nên giúp bệnh nhân hạn chế mất nước bằng cách bổ sung nước qua đường uống, nhất là nước trái cây, sữa, nước cháo. Truyền dịch nếu có ý kiến từ bác sĩ.
Giảm mất năng lượng
Người bị viêm phổi không sốt cũng cần hạn chế vận động mà chỉ nên nằm nghỉ. Khi đã khỏe hơn thì có thể hoạt động từ từ. Cho người bệnh nằm ở tư thế Fowler và cần liên tục thay đổi dáng nằm.
Phương pháp xử lý biến chứng của bệnh
Sốt
Trên thực tế, một số trường hợp viêm phổi không sốt vẫn gặp phải triệu chứng sốt khi bệnh chuyển biến xấu đi. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể:
- Chườm mát, cho người bệnh uống thuốc hạ sốt
- Cho uống nhiều nước lọc.
- Nới rộng quần áo để người bệnh thoải mái, dễ thở hơn.
- Cho uống thuốc kháng sinh khi có chỉ định.
Mất nước và chất điện giải
- Bổ sung nhiều nước hàng ngày, nhất là nước trái cây, sữa, nước cháo.
- Chỉ truyền dịch khi bác sĩ chỉ định.
Tăng xuất tiết ở đường thở
- Khi bệnh nhân thở khò khè nên cho nằm ngửa, kê gối phía dưới đầu và ngửa ra sau.
- Hút hết nước mũi, đờm.
Ngoài việc điều trị ở bệnh viện, bệnh nhân cũng cần có ý thức tự chăm sóc sức khỏe tại nhà để mau chóng hồi phục. Hy vọng những thông tin về bệnh viêm phổi không sốt trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về căn bệnh này và biết cách bảo vệ chính bản thân mình một cách tốt nhất.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn