Viêm phế quản là một bệnh viêm nhiễm đường hô hấp dưới, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Nếu bệnh không được chữa trị kịp thời sẽ dễ chuyển biến thành viêm phổi. Vậy trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì? Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin tư vấn từ chuyên gia để giải đáp vấn đề này.
Mục lục:
Thuốc Tây
Thuốc hạ sốt
Theo các chuyên gia, trẻ bị sốt không quá cao thì nên để tự khỏi sẽ tốt hơn mẹ cố gắng tìm cách hạ sốt cho trẻ bằng thuốc.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt quá cao thì cần phải giúp trẻ hạ sốt ngay để hạn chế những biến chứng nguy hiểm. Thuốc hạ sốt cho trẻ hiện nay có 2 loại là ibuprofen và paracetamol. Riêng với loại thuốc ibuprofen bạn chỉ nên cho bé uống khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thuốc hạ sốt chỉ nên được dùng nếu bé sốt ở nhiệt độ trên 40 độ, hoặc chưa tới 40 độ nhưng trẻ có nhiều biểu hiện bất thường như quấy khóc, lừ đừ….
Với những trẻ mắc các bệnh về tim, phổi, thần kinh… nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ khi có ý định dùng thuốc cho trẻ.
Cần tránh cho bé uống aspirin để giúp hạ sốt bởi loại thuốc này có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Có thể lau mát người bé để hạ sốt nhưng không nên dùng thường xuyên, chỉ nên áp dụng trong trường hợp trẻ uống thuốc hạ sốt nhưng không khỏi và tần suất những cơn sốt diễn ra thường xuyên hơn.
Hiện nay, miếng dán làm hạ sốt ngày càng được ưa chuộng nhưng biện pháp này lại không thực sự hiệu quả.
Thuốc giảm ho
Theo các chuyên gia khuyến cáo, trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi không nên dùng thuốc giảm ho. Bởi ho thực chất là một hình thức phản xạ của cơ thể giúp tống đờm và loại bỏ vi khuẩn.
Thế nhưng, đối với những bé ho nhiều tới mức nôn ói, khó ngủ… cha mẹ có thể vận dụng những phương pháp đơn giản như: massage bàn chân, cho trẻ uống nước mật ong. Nếu buộc phải dùng thuốc chỉ nên dùng thảo dược. Thông thường, trẻ chỉ bắt đầu ho nhiều ở tuần đầu và giảm dần rồi tự khỏi.
Thuốc sổ mũi
Khi trẻ bị sổ mũi, không nên dùng những loại thuốc kháng histamin và chống sung huyết mũi vì chúng rất dễ gây tác dụng phụ, đặc biệt là với những trẻ nhỏ hơn 2 tuổi.
Tốt hơn các mẹ nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé. Có thể làm ẩm phòng bằng phun hơi sẽ giúp bé đỡ khô mũi. Không nhất thiết phải dùng thuốc giãn phế quản cho bé nếu không có triệu chứng thở khò khè hoặc có nhưng không tiếp nhận thuốc giãn phế quản.
Thuốc làm loãng đờm
Hiện nay, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều loại thuốc long đờm, làm loãng đờm, chẳng hạn như bromhexin, acetylcystein, carbocystein…
Thế nhưng, hiệu quả của chúng đối với trẻ nhỏ khá thấp. Những thuốc này chỉ có tác dụng nếu cho bé uống đủ nước. Đừng quên rằng, chỉ riêng nước đã có khả năng làm loãng đờm. Do đó, bạn nên cố gắng cho trẻ uống nhiều nước sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản hiệu quả.
Thuốc kháng sinh
Đối với loại thuốc này, chỉ nên cho trẻ dùng khi xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng như phát ban, bội nhiễm, viêm phổi… Đối với các trường hợp như vậy, bạn nên cho bé uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bài thuốc dân gian
Gừng tươi
Từ xa xưa, gừng đã được xem như là một loại thảo dược trị các bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn. Gừng có khả năng kháng viêm, cải thiện sức đề kháng, góp phần chống lại virus gây bệnh,…
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng, gọt sạch vỏ rồi thái lát mỏng hoặc xay nhuyễn. Sau đó, bạn cho vào chút mật ong, khuấy đều và cho bé uống. Bên cạnh đó, bạn có thể pha trà gừng cho bé uống 1-2 cốc mỗi ngày sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.
Nghệ chữa viêm phế quản
Nghệ cũng là một loại thảo dược trị viêm phế quản hiệu quả, giúp giảm ho, chất nhầy và long đờm.
Cách sử dụng: Bạn đun sôi sữa và cho vào vài thìa bột nghệ, cho trẻ uống sau bữa ăn. Một ngày bé có thể uống 2-3 ly.
Chanh tươi
Bạn lấy 1 quả chanh vắt hết nước cốt. Sau đó, bỏ vào 1 thìa đường phèn, khuấy đều rồi phơi sương từ 4-5 tiếng, sáng dậy cho trẻ uống. Kiên trì áp dụng bài thuốc này liên tục 3-4 ngày sẽ giúp bổ phế, trị viêm phế quản.
Bài thuốc từ tỏi
Chuẩn bị khoảng 500g tỏi, 1 củ gừng tươi, 2 muỗng đường trắng.
Cách thực hiện:
Bạn bóc hết tỏi, giã nát, lấy nước cốt. Gừng giã nhỏ, cho vào cùng nước cốt tỏi trộn đều. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngày, mỗi lần 2 thìa. Sau vài ngày các triệu chứng sẽ được chữa dứt điểm.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi trẻ bị viêm phế quản uống thuốc gì? Nếu như phát hiện bé có các triệu chứng nghiêm trọng hơn cùng với những biến chứng phức tạp phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn