Thuốc trị ho khan là loại thuốc giúp giảm những triệu chứng ho liên tục, long đờm ở người bệnh. Tình trạng này tuy không nguy hiểm nhưng lại gây nhiều bất tiện cho đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để nhanh chóng tránh xa bệnh này, hãy cùng điểm qua một vài loại thuốc trị ho khan hữu hiệu nhất hiện nay.

Ho khan lâu ngày uống thuốc gì?

Hiện nay có rất nhiều loại thuốc dạng viên, dạng ngậm, dạng siro giúp chữa trị triệu chứng ho khan lâu ngày. Các loại thuốc này có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc bên ngoài về uống mà chưa hỏi qua ý kiến của bác sĩ. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ và tương tác thuốc không mong muốn.

Thuốc trị ho khan Dextromethorphan

Thuốc trị ho khan Dextromethorphan

Thuốc Dextromethorphan có tác dụng làm giảm cảm giác muốn ho của người bệnh. Thuốc có hiệu quả với những cơn ho do viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm thông thường…. Với các bệnh mãn tính ở họng, thuốc sẽ có ít tác dụng giảm ho hơn. Một vài hoạt chất trong thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ đối với cơ thể người dùng. Thông thường, thuốc có thể gây nên các cơn buồn ngủ và buồn nôn. Người bệnh lưu ý dùng thuốc đúng liều lượng theo bác sĩ kê đơn. Tuyệt đối không được dùng thêm loại thuốc nào có thành phần tương tự mà không có hướng dẫn của bác sĩ.

Codein (Thuốc trị ho dẫn xuất Á phiện)

Thuốc có dạng chính là viên nén hoặc con nhộng, được đóng trong mỗi vỉ 10 viên, 1 hộp có khoảng 5 vỉ. Tương tự như thuốc Dextromethorphan, thuốc trị ho Codein có tác dụng với các cơn ho nhẹ, các cơn ho do các bệnh mãn tính thuốc sẽ ít có hiệu quả hơn. Thuốc kích thích hệ  thần kinh trung ương giúp người bệnh giảm cảm giác muốn ho. Thêm vào đó, thuốc còn có tác dụng làm đặc dịch tiết của phế quản sản sinh ra. Từ đó bệnh nhân sẽ giảm ho khan, rát cổ, không còn tiết nhiều đờm. Theo nhiều chuyên gia, thuốc rất hữu hiệu trong trường hợp bệnh nhân  ho khan lâu ngày, mất ngủ do ho khan.

Các thuốc phối hợp (Atussin, Decolgen, Rhumenol….)

Ngoài các loại thuốc chuyên đặc trị ho khan lâu ngày, bạn có thể được bác sĩ kê thêm các loại thuốc phối hợp khác: 

Phenylpropanolamine, Chlorpheniramine,  Paracetamol

Đây là những loại thuốc chuyên trị ho khan do cảm cúm, viêm họng, viêm mũi,… hay các triệu chứng như đau đầu, giảm sốt, nhảy mũi. Thuốc chống chỉ định với những đối tượng đang bị viêm loét dạ dày, huyết áp không bình thường, tai biến, dư cường giáp,..

Phenylpropanolamine, Dextromethorphan

Đây là loại thuốc có tác dụng làm dịu những cơn ho dai dẳng, giảm rát cổ, tiêu đờm. Ngoài ra thuốc có tác dụng chữa trị thêm hắt xì, sốt, nhảy mũi, lạnh người,…

Toplexil

Loại thuốc này chứa nhiều thành phần chuyên trị đau rát cổ, ho khan. Thuốc phát huy tối đa tác dụng nhất trong trường hợp ho do dị ứng.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ghi nhớ những lưu ý dưới đây trong quá trình dùng thuốc.

– Tuyệt đối không dùng nếu có dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

– Với những đối tượng có tiền sử bệnh gan, thận, huyết áp không ổn định, tai biến mạch máu não, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú đều không nên sử dụng các loại thuốc này.

Thuốc ngậm giảm ho

Ngoài các loại thuốc viên, thuốc trị ho khan còn được chế biến dưới dạng viên ngậm. Người bệnh dùng thuốc bằng cách ngậm sát vùng họng bị viêm để khử trùng. Sau một thời gian, thuốc sẽ tác động vào vùng viêm rát giúp giảm những cơn ho. Thuốc ngậm giảm ho chỉ có tác dụng với các bệnh ho nhẹ, không có tác dụng với ho khan do các bệnh mãn tính gây nên. Một số loại thuốc ngậm thường dùng là Strepsil và thuốc ngậm Bảo Thanh.

Siro trị ho

Siro trị ho là một loại thuốc rất quen thuộc với nhiều ông bồ, bà mẹ

Các loại siro trị ho đã không quá xa lạ với chúng ta, đặc biệt là những cặp bố mẹ có con trẻ. Siro trị ho phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, nhưng lượng người sử dụng chính vẫn là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc có tác dụng làm ấm họng, giảm những cơn ho dai dẳng. Một số siro trị ho phổ biến là siro Astex, siro trị ho Muhi Nhật Bản,…

Bài thuốc trị ho khan từ thảo dược 

Các bài thuốc trị ho từ thảo dược có tác dụng sát trùng, kháng viêm, giảm thiểu cảm giác đau rát cổ của bệnh nhân. Từ đó, góp phần khiến các cơn ho khan chấm dứt, các vết thương ở cổ cũng không còn lan rộng. Người bệnh có thể tham khảo một vài bài thuốc dưới đây:

Tỏi

Tỏi là gia vị quen thuộc với mọi nhà và cũng được xem là một dược liệu trị bệnh rất tốt. Người bệnh có thể dùng tỏi với sữa để điều trị ho khan liên tục. Trước giã nát tỏi, sau đó cho vào ly sữa đang ấm, uống hết hỗn hợp này để sát trùng vùng họng, giúp kháng viêm rất hiệu quả.

Cây húng chanh

Húng chanh là một loại cây có công dụng trị ho khan rất tốt.

Người bệnh lấy quả húng chanh, quất rửa sạch rồi đem xay nhuyễn. Sau đó trộn thêm đường phèn rồi cho tất cả chưng cách thủy trong vòng 20 phút. Kiên trì sử dụng bài thuốc từ 1-2 lần mỗi ngày để thấy các triệu chứng giảm đi rõ rệt.

Quả lê

Người bệnh chuẩn bị quả lê và hạt sen đã sơ chế. Tiếp theo, đem hai nguyên liệu này đun lửa nhỏ cho đến khi mềm hẳn. Người bệnh có thể ăn món này hằng ngày để làm giảm những cơn ho dai dẳng.

Trên đây là những loại thuốc trị ho khan hiệu quả nhất hiện nay. Người bệnh có thể dùng thuốc Tây y, Đông y, hoặc cũng có thể kết hợp hai phương thức này để mang lại hiệu quả điều trị tốt hơn. Chúng tôi mong chúc bạn và những người thân cạnh bên đều có một đường hô hấp khỏe mạnh, tránh xa căn bệnh này.