Thận yếu là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lí như viêm cầu thận, suy thận, tăng huyết áp,… Muốn khắc phục tình trạng này phụ thuộc một phần vào việc cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Để biết thận yếu nên uống gì để khỏi nhanh không tái phát thì bạn có thể tham khảo bài viết này.
Mục lục:
Bị thận yếu nên uống gì?
Người bị thận yếu thì chức năng của thận sẽ bị suy giảm đáng kể. Tình trạng này gây ra suy thận, ảnh hưởng tới quá trình lọc thận và hoạt động của hệ bài tiết,… Thận yếu khiến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, dẫn tới bệnh lý như huyết áp cao, nhiễm khuẩn liên cầu,… tác động lớn tới tình trạng sức khỏe và cản trở cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của bạn.
Muốn giảm thiểu các biểu hiện của bệnh, tránh dẫn tới biến chứng thì bạn nên bắt đầu bằng cách làm quen với việc bổ sung nước mỗi ngày.
Để có thể cải thiện tình trạng thận yếu, tốt nhất bạn nên cách cung cấp đầy đủ nước mỗi ngày cho cơ thể, tối thiểu 2 lít. Uống vào mỗi sáng sớm thức dậy, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, uống khi khát để tạo thói quen uống nước. Tuy nhiên, bạn không nên chỉ uống mỗi nước lọc mà nên chọn lựa những loại thức uống khác để có thể cung cấp đầy đủ các hoạt chất có lợi cho cơ thể và đẩy lùi tình trạng thận yếu.
Lợi ích của việc uống các loại thức uống khác giúp:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể như vitamin, khoáng, protein,…
- Tạo sự đổi mới trong loại thức uống, khiến bạn không còn thấy nhàm chán trong việc uống một loại đồ uống mỗi ngày.
Một vài loại đồ uống mà người bị thận yếu nên sử dụng
Nước từ các loại rau xanh (hay có thể gọi là canh rau)
Khi uống canh rau, bạn không chỉ bổ sung nước mà còn hấp thụ được những dưỡng chất có trong nước rau. Các loại rau có màu xanh đậm như cải xoăn, súp lơ, rau bina chứa rất nhiều glucosinolate, indoles,… giúp loại bỏ các chất độc, cặn bã có trong cơ thể cũng như loại trừ các tế bào gốc tự do. Hàm lượng Omega 3 trong các loại rau có màu xanh đậm cao hơn hẳn so với các loại rau khác.
Các loại nước từ rau, củ quả tốt cho người thận yếu:
- Nước râu ngô: Chỉ cần luộc râu ngô lên là bạn đã có một loại thức uống bổ dưỡng. Nước râu ngô sẽ giải độc tố, lợi tiểu, làm thanh mát cơ thể. Nhưng các bạn sĩ khuyến cáo không nên uống thuốc khác khi dùng râu ngô. Và chỉ nên uống nước này trong khoảng 10 ngày rồi ngưng khoảng một tuần rồi mới dùng lại để tránh rối loạn điện giải, gây tiểu nhiều. tiểu rắt vào ban đêm.
- Nước ép đu đủ xanh: Rửa sạch một quả đu đủ, cắt phần núm, rồi đem đi hấp cách thủy để chín đu đủ. Cuối cùng đem đi xay nhuyễn, có thể kết hợp với sữa tươi, đường để dễ uống hơn. Thức uống này vừa tốt cho sức khỏe, vừa cải thiện được tình trạng thận yếu của bạn.
- Nước hoa quả, trái cây: Táo, bưởi, cam, chanh,… bổ sung vitamin C, chất xơ cho thận và phòng ngừa nguy cơ sỏi thận. Nhưng lưu ý khi uống cam, chanh, các loại trái cây chứa nhiều axit thì nên uống sau khi đã ăn no. Không nên sử dụng kháng sinh khi uống cam vì axit trong cam sẽ phá hủy cấu trúc hóa học của thuốc. Từ đó dẫn tới thuốc bị mất tác dụng.
Các loại thuốc Tây y chữa thận yếu
- Thuốc lợi tiểu: Các loại thuốc điều trị bệnh lý về thận và hỗ trợ quá trình đào thải nước thừa. Có ba nhóm: Thuốc lợi tiểu giảm K+ (Acetazolamid, Furosemid,…), thuốc lợi tiểu giữ K+ (Spironolactone), thuốc lợi tiểu thẩm thấu (Mannitol).
- Thuốc chống tăng huyết áp: Thuốc ức chế men thụ thể (Telmisartan), thuốc cân bằng calci phospho,…
- Thuốc chống thiếu máu: Gồm có Epo Alpha, sắt,…
- Thuốc cân bằng acid uric trong máu: Colchicin, Allopurinol.
Khi dùng các loại thuốc trên bạn cần có chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Các loại thuốc dân gian chữa thận yếu
Cây nhọ nồi và đậu đen
Hai vị thuốc dân gian này đều có tính mát, ngọt, giải độc rất tốt, và thường xuyên được dùng trong điều trị thận yếu.
Nguyên liệu:
- 30gr nhọ nồi
- 40gr đậu đen.
Cách thực hiện:
- Đem rang chay hạt đậu
- Sao vàng lá nhọ nồi
- Cho cả hai vào nồi 2 lít nước đun sôi trong 15 phút, chắt lấy nước dùng hàng ngày.
Cây mực (phèn đen)
Có tính hàn, chát, cũng để giải độc, thanh lọc cơ thể rất tốt.
Nguyên liệu:
- 200g cây mực
- 200g lá quýt gai
- 200g lá cây muối
Cách thực hiện:
- Mang tất cả nguyên liệu cho vào nồi 1.5 lít nước đem sắc tới 60 ml nước rồi chắt ra uống trong ngày.
Cây Kim Tiền Thảo
Kim tiền thảo có vị hơi mặn, lành tính. Cây có hàm lượng chất soyasaponin cao làm tăng khả năng bài tiết nước tiểu của hệ tiết niệu.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nguyên liệu
- Cho vào nồi và đun từ 30-60 phút rồi lấy nước uống,
Chỉ dùng vào buổi sáng, không để qua đêm (liều không hơn 40g/ngày).
Các loại thuốc Đông y chuyên sâu chữa thận yếu
Các bài thuốc đông y cũng được nhiều người tin dùng bởi sự lành tình, an toàn, và không đem lại các tác dụng phụ không mong muốn.
Bài thuốc trị thận hư sinh lưng đau
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hồ đạo nhục 160g,
- Đại táo đầu khứ ý 160g,
- Bổ cốt chí 160g,
- Đỗ trọng 160g.
Cách thực hiện
- Tán các dược liệu thành bột mịn
- Dùng hỗn hợp trên với 12g rượu nóng, dùng khi bụng đói.
Bài thuốc trị thận hư sinh ra các chứng ở tai
Nguyên liệu:
- Sơn thù nhục 8g,
- Ngũ vị tử 8g,
- Trạch tả 8g,
- Đan bì 8g,
- Hoài sơn 12g,
- Từ thạch 12g,
- Phục linh 12g.
Cách thực hiện:
- Mang tất cả nguyên liệu đem sắc ngày 1 thang, chia thành 3 lần uống.
Những loại thức uống mà người bị thận yếu nên tránh xa
Tất cả những biện pháp điều trị sẽ là vô ích nếu bạn không ngưng sử dụng các loại thức uống độc hại gây tổn hại tới cơ thể, đặc biệt là tới thận của bạn.
Các loại đồ uống gây kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga,… nếu uống nhiều có thể tàn phá nặng nề các cơ quan của cơ thể. Nếu uống rượu, bia thì bạn nên uống một cách điều độ, hợp lý kết hợp với lối sống lành mạnh và thăm khám bác sĩ thường xuyên để kiểm tra sức khỏe.
Thông qua bài viết trên, mong bạn có thêm những kiến thức bổ ích, biết khi bị thận yếu thì nên uống gì cho phù hợp để cải thiện tình trạng, nhanh chóng khỏi bệnh.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn