Bầu được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, không chỉ được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, mà bên cạnh đó lá bầu còn được nhiều người coi như một vị thuốc. Do vậy, lá bầu có tác dụng gì luôn được nhiều bạn muốn biết.
Mục lục:
Đặc điểm của cây bầu là gì?
Bầu có tên khoa học là Lagenaria siceraria là một loài thực vật có hoa trong họ Bầu bí. Với đặc điểm bên ngoài là dây leo thân thảo có tua cuốn phân nhánh, phủ nhiều lông mềm màu trắng.
Lá bầu hình tim rộng không xẻ thùy, hoặc xẻ thùy rộng, có lông mịn như nhung màu trắng, cuống có 2 tuyến ở đỉnh, hoa đơn tính cùng gốc, màu trắng, to và có cuống dài lên tới 20cm.
Quả mọng màu xanh dợt hay đậm, có hình dạng khác nhau, tròn hoặc dài thẳng, hay thắt eo, vỏ già cứng hóa gỗ, thịt trắng, hạt trắng.
Thành phần hóa học của bầu
Trong quả bầu tươi có chứa 95% nước, o,5% protid, 2,9% glucid, 1% cellulos, 21mg % calcium, 25% phospho, 0,2 mg% sắt và các vitamin.
Trong quả bầu có chứa chất saponin, là nguồn tốt về vitamin B và C, nhân hạt già có chứa tới 45% dầu béo.
Công dụng của quả bầu
Quả bầu có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng giải nhiệt, giải độc, thông tiểu, tiêu thũng, trừ ngứa. Trong lá bầu có vị ngọt, tính bình, tua cuốn và hoa bầu có tác dụng giải nhiệt độc.
Bầu là món ăn phổ biến của nhiều người, thường sử dụng thịt quả để chế biến thành các món như luộc, nấu canh, xào.Trong đó, bầu luộc ăn mát lại trị được bón kết, nước luộc bầu uống rất mát và thông đường tiểu tiện.
Các bài thuốc từ bầu được sử dụng phổ biến nhất
Sau đây là một số bài thuốc từ bầu được nhiều người áp dụng:
– Sử dụng thịt quả bầu để chữa đái dắt, chứng phù nề, đái tháo và máu nóng sinh mụn lở loét.
– Rễ cây bầu được sử dụng để làm thuốc trị phù, nước sắc cho thêm đường để uống chữa bệnh vàng da.
– Tua cuốn hoa dùng để nấu nước tắm trẻ em để phòng ngừa đậu, sởi, lở ngứa.
– Hạt bầu dùng để chữa lợi răng sưng đau, tụt lợi, chân răng lộ ra. Bằng cách như sau: Hạt bầu, ngưu tất, cho vào nồi và đổ nước vào đun, lấy nước để ngậm và súc miệng hàng ngày.
– Đái rắt: Quả bầu, rau má, râu ngô, rễ cỏ tranh, tất cả cho vào nồi và đổ nước để sắc lấy nước uống.
– Bí tiểu tiện: Chuẩn bị quả bầu, hành củ cho vào nồi sắc lấy nước để uống.
– Chữa táo bón: Bạn hãy lấy quả bầu, khoai lang, đường đỏ, tất cả cho vào nồi và đổ nước vào nấu để uống 3 lần trong ngày.
– Rong huyết sau đẻ: Sử dụng vỏ bầu già đạp nát ra, và đốt thành than, tán bột nhỏ mịn để hòa với nước và uống.
Lá bầu có tác dụng gì?
Lá bầu có vị ngọt, tính bình có thể làm thức ăn chống đói, bên cạnh đó nhiều người sử dụng lá bầu để chữa một số căn bệnh và mang lại hiệu quả tốt.
Do vậy lá bầu có tác dụng gì? Thì một trong những tác dụng được biết đến chính là chữa bệnh sỏi thận. Ở Việt Nam sỏi thận là căn bệnh phổ biến, khiến cho nhiều người mắc phải, đa số những người từng bị sỏi thận đã tái phát lần hai, và sỏi thận cũng là căn bệnh có nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi thận khác nhau từ thiên nhiên, đã được nhiều bệnh nhân áp dụng, vừa an toàn mà lại mang đến kết quả khả quan. Trong đó, lá bầu trị sỏi thận được nhiều người tin dùng.
Lá bầu ở góc độ y học cổ truyền cho rằng trong lá bầu có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tính bình, vị ngọt giúp thông tiểu, là bài thuốc trị sỏi thận hiệu quả. Đồng thời, lá bầu có tác dụng lợi tiểu nên những bệnh nhân bị sỏi thận uống nước lá bầu sẽ làm cho người bệnh đi tiểu nhiều hơn, và lâu dần viên sỏi sẽ được đánh tan.
Cách nấu nước lá bầu: Bạn hãy lấy một nắm lá bầu, sau đó mang đi rửa sạch, cho vào ấm và đổ nước vào sắc, đun trong khoảng 10 phút với lửa nhỏ, rồi chắt lấy nước lá bầu để uống.
Bạn cũng nên lưu ý, lá bầu không được ít quá cũng không nên nhiều quá, vừa đủ là tốt nhất, nếu sử dụng lá bầu non thì có thể ăn cả nước và cái, không nên sử dụng nước lá bầu để qua đêm để uống.
Tùy theo cơ địa của mỗi người cũng như những yếu tố như môi trường, ăn uống, chế độ sinh hoạt, việc điều trị bệnh sỏi thận bằng lá bầu có thể có kết quả nhanh hay chậm.
Sử dụng lá bầu trị sỏi thận được các chuyên gia đánh giá cao, bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích. Do vậy những bệnh nhân bị sỏi thận hãy áp dụng để biết kết quả mang lại như thế nào.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn