Kim ngân hoa là một trong số rất nhiều loại thảo dược quý hiếm có mặt trong dân gian Việt Nam và hiện cũng đang được trồng khá phổ biến ở nhiều gia đình nông thôn nước  ta. Cùng tìm hiểu tất cả những thông tin cần biết về loại thảo dược quý này qua bài viết dưới đây!

Tổng quan về kim ngân hoa

Tên gốc: Cây kim ngân

Tên gọi khác: Kim ngân hoa

Tên khoa học: Flos Lonicerae

Tên tiếng Anh: Honeysuckle

Họ khoa học: Họ Cơm Cháy (Caprifolianceae)

Kim ngân hoa là phần nụ hoa có đi kèm với một số bông hoa đã nở của cây Kim ngân, thuộc nhóm Kim ngân (Caprifoliaceae).

Mô tả về cây kim ngân hoa

Mô tả chung

Hình ảnh cây kim ngân hoa

Cây kim ngân là một loại thảo dược quý hiếm của nước ta, thường xuất hiện nhiều trong thành phần các bài thuốc để trị nhiều loại bệnh thường thấy ở con người.

Cây kim ngân là một loại cây có dạng thân leo dài, ở nhiều cây trưởng thành có thể mọc dài đến hơn 10m.

Cành non của loại cây này khi mới nhú có màu xanh lục, có chứa lông xung quanh thân hoặc cành. Với những cành lâu năm hơn sẽ có màu đỏ nhạt, cành nhẵn.

Bên cạnh đó, lá cây kim ngân mọc thành 2 hoặc 3 lá một, có hình trứng và đầu thon nhọn, cuống ngắn, có lông mịn. Hoa của cây mọc xen kẽ với lá và có màu trắng, khi đã già có thể chuyển dần sang màu vàng. Quả có dạng như hình cầu, màu đen.

Mô tả dược liệu

Nụ của kim ngân hoa hình gậy, dáng hơi cong queo, dài 25cm, đầu to, đường kính đạt từ 2mm đến 5mm. Mặt ngoài của nụ hoa có màu vàng hoặc nâu, chứa đầy lông ngắn mọc dày trên bề mặt.

Phía dưới đài hoa có chứa 5 lá đài nhỏ màu xanh nhạt. Bên trong đầu nụ có chứa 5 nhị và 1 vòi nhụy. Hoa của cây kim ngân có mùi thơm nhạt, khi ăn thấy vị hơi đắng.

Khi hoa kim ngân nở sẽ dài từ 2 cm đến 5 cm, đài hoa chia thành 2 môi cuộn ngược lại. Nhị và vòi sẽ thò ra phần bên ngoài mà không ở lại bên trong các cánh hoa.

Phân loại

Ngoài sử dụng Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb) để trở thành thành phần trong những bài thuốc Đông y, người ta còn có thể sử dụng một số loại khác, như sau:

  • Kim ngân long (L.cambodiana pierre ex Danguy)
  • Kim ngân rừng (L.bournei Hemsl)
  • Kim ngân lá mốc (L.hypoglauca Miq)
  • Kim ngân hoa to (L.macrantha (D.Don) Spreng)

Vùng trồng, cách trồng kim ngân hoa

Hiện nay, kim ngân được đánh giá là một loại thảo dược vô cùng quý hiếm được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y để đặc trị một số bệnh ở cơ thể con người.

Tuy là thảo dược quý, nhưng loại cây này lại được tìm thấy mọc hoang khá nhiều ở một số vùng quê ở nước ta như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Ninh Bình, Hà Tây,…

Ngoài ra, nếu như là kim ngân được gieo trồng thì nên nhân giống cây vào thời điểm mùa xuân hoặc mùa thu.

Đặc biệt, loại thảo dược quý này hoàn toàn có thể nhân giống bằng nhiều phương pháp tự nhiên như: Gieo trồng bằng hạt giống hoặc thực hiện phương pháp chiết cành hoặc có thể sử dụng đoạn thân bò dưới đất để trồng.

Thu hoạch

Thu hoạch khi hoa còn màu trắng

Thông thường, kim ngân hoa thường được thu hoạch khi hoa mới nở, nụ hoa vẫn còn chứa màu trắng và chưa chuyển sang màu vàng.

Bên cạnh đó, người nông dân thường sẽ hái loại thảo dược này trong khoảng  9-10 giờ sáng (lúc này sương đã ráo) và họ sẽ nhặt bỏ tạp chất, mang đi tãi mỏng tại chỗ và phơi khô ở nơi có bóng mát.

Bộ phận được sử dụng để làm thuốc

Phần hoa mới chớm nở. Lá và dây ít dùng.

Thành phần hóa học

Cây hoa kim ngân chứa nhiều thành phần hóa học được các nhà khoa học công bố, bao gồm:

  • Nhóm Flavonoid: Luteolin, luteolin-7-glucoside.
  • Tinh dầu: Hex-1-en, hex-3-en-1-ol, α-pinen, cis và trans-2-methyl-2-vinyl-5-(α-hydroxy isopropyl)-tetrahydrofuran,  alcol β-phenyl ethylic, carvacrol, …
  • Và một số thành phần hóa học khác có hàm lượng ít chưa được công bố.

Công dụng của thảo dược kim ngân hoa

Thông thường, đa số người sống ở thành phố chỉ biến đến hoa kim ngân như là 1 trong những loại cây cảnh mang đến tài lộc, phú quý, thịnh vượng cho gia đình.

Nhưng ít ai biết đến, cây kim ngân hoa còn được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc Đông y để chữa trị rất nhiều loại bệnh ở cơ thể con người.

Dưới đây là một số công dụng chính mà loại cây này mang đến cho cơ thể con người:

  • Kháng khuẩn: Theo nhiều nghiên cứu mới nhất cho thấy, trong nước sắc hoa kim ngân có chứa nhiều loại dưỡng chất có công dụng diệt khuẩn, kháng sinh, giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người cực hiệu quả.
  • Tốt cho đường huyết: Một số nghiên cứu ở các nhà khoa học Trung quốc đã chỉ ra rằng, thường xuyên sử dụng đều đặn kim ngân hoa sẽ có hàm lượng đường huyết ổn định hơn so với những người thông thường.
  • Phòng tránh tình trạng sốc phản vệ: Năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các đồng nghiệp đã thử nghiệm và chỉ ra rằng với hàm lượng hợp chất cực lớn nên kim ngân hoa hoàn toàn có thể giúp ngăn chặn tình trạng sốc phản vệ ở đơn cử 1 số người.
  • Thành phần không chứa độc tố: Hoa kim ngân trong thành phần không có chứa độc tố nên không gây ra ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe con người.

Chính vì rất nhiều công dụng như vậy, nên kim ngân hoa được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh trạng ở cơ thể con người, như:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Nhiễm khuẩn
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau chướng bụng, viêm ruột, bệnh kiết lỵ
  • Sốt cao
  • Các vết loét trong niêm mạc thành dạ dày
  • Bệnh giang mai

Bên cạnh đó, kim ngân còn thường được sử dụng để chữa trị các tình trạng đau đầu kinh niên, đái tháo đường, rối loạn tiểu tiện, viêm khớp dạng thấp và nặng hơn là bệnh ung thư.

Không những thế, vị thuốc từ cây kim ngân hoa còn có thể sử dụng dụng để kê đơn cho các mục đích khác. Do đó, bạn nên hỏi thật kỹ ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để biết chính xác thêm các thông tin cần biết.

Kim ngân hoa giá bao nhiêu, mua ở đâu?

Tuy là loại thảo dược tương đối quý hiếm trong dân gian hiện nay, thế nhưng hoa kim ngân hoàn toàn có thể được tìm thấy ở nhiều Website uy tín hoặc những trang thương mại lớn như: Shopee, Lazada,…

Tuy nhiên, người bệnh cũng cần chú ý cẩn trọng để tránh mua phải những mặt hàng giả, hàng kém chất lượng được bày bán tràn lan trên thị trường.

Bên cạnh đó, hoa của cây kim ngân hiện đang có giá rơi vào khoảng 300.000đ/kg.

Tính vị quy kinh

Tính vị: cam, hàn. Quy kinh: vào các kinh phế, vị, tâm

Công dụng

Hoa kim ngân có một số công dụng chính như:

  • Thanh nhiệt
  • Diệt khuẩn
  • Tán phong nhiệt
  • Ngăn chặn tình trạng dị ứng
  • Giải độc

Chủ trị

Ngoài những công dụng như trên, cây kim ngân hoa còn chủ trị cho những tình trạng bệnh như sau:

  • Viêm mũi dị ứng
  • Sốt nóng
  • Lở loét
  • Mề đay
  • Giang mai
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Tiêu chảy
  • Kiết lỵ
  • Rôm sảy
  • Mụn nhọt

Người bệnh nên sử dụng hoa của cây kim ngân để chế biến thành trà uống vừa giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả vừa khiến chữa trị rất nhiều bệnh vô cùng hiệu quả.

Liều dùng – Kiêng kỵ

Liều dùng

Với hoa kim ngân, người bệnh có thể sử dụng để ngâm rượu, pha trà, sắc nước thuốc uống mỗi ngày từ 12g đến 16g.

Kiêng kỵ

Sử dụng kim ngân hoa để chữa bệnh, mọi người nên kiêng kỵ những vấn đề như sau:

  • Mụn nhọt có mủ loãng do khí hư
  • Tỳ vị hư hàn ỉa chảy hoặc do tổn thương gây ra
  • Người bệnh khi bị mụn nhọt đã lên mủ thì cũng tuyệt đối không nên sử dụng

Ứng dụng lâm sàng

Điều trị tình trạng viêm gan mãn tính

Hoa kim ngân pha thành trà sử dụng cực hiệu quả
  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa 16g, nhân trần 20g, phục linh, trư linh, đậu khấu, mỗi vị 8g;  hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì, mộc thông, mỗi vị 12g,…
  • Thực hiện: Sắc với nước uống đều đặn mỗi ngày 1 thang.

Chữa chứng mẩn ngứa, dị ứng

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa 6g  hoặc 12g (cành và lá), đường 4g, nước sạch 100ml,…
  • Thực hiện: Kim ngân hoa mang đi sắc nước uống, hấp tiệt trùng, đóng vào bình đậy kín để bảo quản. Sau đó mang ra sử dụng dần mỗi ngày để mang đến hiệu quả cho sức khỏe.

Trị bệnh sốt xuất huyết

  • Chuẩn bị: Kim ngân hoa, rễ cỏ tranh, mỗi vị 20g; liên kiều, hoàng cầm, mỗi vị 12g; cỏ nhọ nồi, hoa hòe, mỗi vị 16g;…
  • Thực hiện: Sắc tất cả nguyên liệu trên với nước sạch rồi mang đi sử dụng mỗi ngày.

Như vậy, bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc loại thảo dược quý hiếm kim ngân hoa cùng tất cả những công dụng của loại cây này mang đến cho cơ thể con người. Mong rằng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để sử dụng loại thảo dược này điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật cho bản thân mình.