Khổ qua rừng hay còn gọi là mướp đắng rừng là một trong những loại cây có rất nhiều tác dụng tới sức khỏe chúng ta. Theo dân gian, khổ qua rừng vị đắng, tính hàn giúp cho da dẻ mịn màng nếu sử sụng thường xuyên, ngoài ra cũng còn có rất nhiều tác dụng khác như hỗ trợ chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, diệt vi khuẩn, virus…..
Mục lục:
Khổ qua rừng
- Tên gọi : Mướp đắng rừng, cẩm lệ chi hay ổ qua rừng….
- Tên tiếng anh : wild bitter melon, wild bitter gourd, wild bitter squash
- Tên khoa học : Momordica charantia
Résultat de recherche d’images pour “cây khổ qua rừng”: thuộc chi mướp đắng là 1 trong 60 loại cây dây leo thân thảo có nguồn gốc xuất xứ ở các vùng nhiệt đới của Châu Phi, Châu Á, Châu Úc.
Cây khổ qua rừng phân bố rộng rãi ở 1 số nước đông nam á, trung quốc, ấn độ, các bộ phận của cây khổ qua rừng thường được sử dụng làm thực phẩm và dược liệu.Hiện nay con người đã nhân giống và trồng một số loại khổ qua tuy nhiên so với khổ qua rừng thì về giá trị dược liệu không thể bằng.
Cây khổ qua rừng là 1 loại cây dây leo thân thảo sống từ 5 đến 6 tháng :
- Thân cây khổ qua rừng : có dạng dây leo, có thể bò dài từ 2 đến 3 mét
- Lá cây khổ qua rừng : dài từ 5 đến 10 centimet , rộng từ 4 đến 8 centimet, mọc so le nhau, phiến lá tường chia làm 5-7 thùy, mép có khía dạng răng cưa hình trứng. Mặt dưới của lá mày nhạt hơn mặt trên, trên gân lá có lông ngắn
- Hoa khổ qua rừng : Cánh hoa có màu trắng, hoa đực và hoa cái hay mọc tách riêng ở nách lá
- Quả khổ qua rừng : Dài từ 8 đến 10 centimet, hình thoi, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả khi chín có màu vàng hồng, chưa chính thì có màu vàng xanh
Thành phần của khổ qua có nhiều nước và chất khoáng. Theo nghiên cứu của bộ nông nghiệp hoa kỳ thì trong 100 gam quả khổ qua tươi có rất nhiều hợp chất và vitamin có lợi cho sức khỏe.Chú ý là nếu muốn có tác dụng nhất thì nên sử dụng khổ qua rừng hơn là khổ qua được trồng
Khổ qua rừng hiện nay được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ , người dân thường hái để dùng làm rau nấu canh, theo dân gian thì có tác dụng bảo vệ sức khỏe rất tốt.
Quả khổ qua rừng xanh mang xắt mỏng, bỏ ruột có thể làm món rau xào hay kết hợp với nhiều loại quả khác đặc biệt là món khổ qua xào trứng . Ngoài ra chúng ta cũng có thể sử dụng quả để nấu canh với thịt cũng rất ngon.
Lá khổ qua rừng có thể sử dụng làm rau sống hoặc dùng để luộc hay xào có vị rất đắng nhưng tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt. Cũng có thể sử dụng lá và đọt khổ qua để náu canh với xương, với cá hay thịt bầm.
Tác dụng của khổ qua dừng (mướp đắng rừng)
Theo y học cổ truyền các bộ phận của cây khổ qua rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc từ : lá, dây, quả hay hạt đều có các tác dụng dược liệu khác nhau.Không chỉ đông y mà hiện nay Tây y cũng đã có rất nhiều nghiên cứ dược tính của cây mướp đắng rừng để có thể bào chế nhiều loại thuốc chữa bệnh.
Tác dụng của mướp đắng rừng theo đông y
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng rừng không độc, tính mát và có vị đắng có tác dụng chính trong việc giải độc, tiêu đờm, thanh nhiệt.Có thể sử dụng trong các trường hợp người bệnh bị mụn nhọt, sốt, trúng nắng hay viêm nhiễm…Ngoài ra sử dụng khổ qua rừng thường xuyên cũng có tác dụng giảm stress, da dẻ mịn màn, tinh thần sảng khoái
Bên cạnh đó mướp đắng rừng còn có tác dụng thúc đẩy việc chuyển hóa trao đổi chất trong cơ thể giúp cơ thể hấp thu đường hiệu quả, phòng chống các bệnh về đái tháo đường, ổn định đường huyết cho những bệnh nhân bị tiểu đường
Dây và lá khổ qua khi đun hay giã để lấy nước uống có tác dụng hạ sốt rất hiệu quả.Hoặc bạn có thể giã nhỏ dây khổ qua và lá để đắp trị mụn nhọt.
Trong dân gian thường dùng khổ qua để điều trị các bệnh khác như : các bệnh về gan, lỵ amip , viêm họng, đau bụng, côn trùng cắn, hạ đường huyết…
Công dụng trị bệnh của khổ qua rừng theo đông y
Trong các bộ phận của cây khổ qua rừng có chứa một số hợp chất có hoạt tính sinh học, chủ yếu là momordicin I (C30H48O4), momordicin II và cucurbitacin B. Trong cây khổ qua cũng có chứa một số glycosides có hoạt tính sinh học (bao gồm cả momordin, charantin, charantosides, goyaglycosides, momordicosides) và các hợp chất terpenoid khác (bao gồm cả momordicin-28, momordicinin, momordicilin, momordenol và momordol). Đồng thời trong cây khổ qua rừng cũng chứa protein gây độc tế bào (cytotoxic proteins) có tác dụng bất hoạt ribosome (ribosome-inactivating) như momorcharin và momordin.
Chống ung thư :2 hợp chất được các nhà khoa học chiết xuất ra từ khổ qua rừng ( từ hạt và từ quả) theo nghiên cứu có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng không tự sinh ra trong cơ thể.
Tẩy giun : Chiết xuất từ khổ qua rừng có tác dụng tiêu diệt được các loại giun tròn Caenorhabditis elegans
Ngoài ra còn có các tác dụng khác như : Chống sốt rét, kháng virus, bảo vệ tim mạch, chữa các bệnh tiểu đường, giảm cân
Uống nước khổ qua nhiều có tốt không ?
Mặc dù mướp đắng rừng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng chúng ta cũng cần phải rất chú ý các vấn đề như :
Tăng men gan : Uống quá nhiều nước khổ qua rừng sẽ kiến các enzyme trong gan tăng cao , khiến hình dnagj của các tế bài gan bị biến đổi, gây nhức đầu, hôn mê.
Làm chậm khả năng phát triển của trẻ : đương nhiên cây nào ngoài những chất có lợi cho cơ thể thì còn có những chất có hại luôn tồn tại, nếu để trẻ sử dụng mướp đắng rừng quá sơm thì hệ tiêu hóa của trẻ sẽ không thể đủ khả năng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải đọc tố từ mướp đắng, chính vì thế các mẹ nên hết sức thận trọng cho trẻ em ăn các món đươc chế biến từ mướp đắng.
Uống nhiều nước khổ qua rừng có khả năng hạn chế khả năng thụ thai : Trong mướp đắng có chứa 1 loại protein có tác dụng ngăn ngừa khả năng thụ thai , giảm khả năng sản xuất tinh trùng.
Bà bầu ăn khổ qua được không ?
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì bà bầu ăn khổ qua nhiều có thể dẫn tới các vấn đề liên quan tới tử cung làm tăng tỉ lệ sinh non rất nguy hiểm. Tuy nhiên phụ nữ trong quá trình mang thai nếu sử dụng khổ qua với hàm lượng vừa phải thì ko quá đáng lo ngại.
Ở 1 số các quốc gia, mướp đắng còn được dùng để nạo, phá thai. Chính vì thế bạn nên hỏi ý kiến của các bác sĩ trước khi ăn để tránh nguy hiểm.
Nếu bà bầu sử dụng hợp lý có thể có nhiều tác dụng như :
- Trong khổ qua có chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch rất tốt cho cơ địa của phụ nữ khi mang thai
- Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như : sắt, kali,magie,mangan… những chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi
- Mướp đắng có hàm lượng folate cao cần thiết cho sự phát triển thần kinh trong bào thai, giúp giảm nguy cơ bé sinh ra mắc các chứng bệnh liên quan tới ống thần kinh
- Trong quá trình mang thai, các bà bầu có sự thay đổi về hormone, tử cung mở rộng, trong khổ qua có chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa, táo bón, khó tiêu
- Khổ qua chứa nhiều chất xơ còn giúp cho phụ nữ mang thai kiềm chế cơn đói, kiểm soát cân nặng và hạn chế thèm các món ăn vặt không tốt.
Cách sử dụng trà khổ qua rừng và những điều bạn nên biết
Ngoài cách sử dụng khổ qua rừng chế biến làm món ăn thì bạn còn có thể sử dụng dưới dạng trà, rất tiện dụng đơn giản và không mất quá nhiều thời gian
Cách thực hiện đơn giả như sau:
- Bạn lấy 1 kg khổ qua rừng mang đi rửa sạch, sau đó để ráo nước
- Có thể sử dụng cả hạt hoặc bỏ hạt tùy vào bạn, mang đi thái lát mỏng , phơi khô với ánh nắng tự nhiên trong khoảng 1 -2 ngày
- Sau đó mang khổ qua phơi khô đi sao vàng cho đến khi chuyển màu nâu nhẹ rồi tắt bếp để nguội là xong
- Bỏ vào lọ thủy tinh rồi cho vào tủ lạnh là có thể sử dụng được khoảng 2 tháng
- Lúc nào muốn sử dụng bạn lấy ra vài lát, hãm với nước nóng, nên dùng khoảng 2 cốc mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn