Có phải lúc nào dùng kháng sinh trị viêm phế quản cũng đều hiệu quả? Thực ra, kháng sinh có nhiều loại với nhiều cách sử dụng khác nhau. Nếu dùng không đúng bệnh trạng sẽ khiến tình hình bệnh viêm phế quản ngày càng nặng hơn. Để tránh trường hợp này xảy ra, người bệnh nên nắm vững những thông tin dưới đây.
Mục lục:
Khi nào nên dùng kháng sinh trị viêm phế quản?
Tùy theo từng tình trạng và mức độ nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sao cho đúng. Không phải lúc nào kháng sinh cũng được dùng để trị viêm phế quản mà còn phải dựa vào tác nhân gây bệnh cụ thể. Dưới đây là hai trường hợp chuyên dùng kháng sinh điều trị viêm phế quản:
Dùng kháng sinh trị viêm phế quản do vi khuẩn gây nên
Nếu được chẩn đoán bệnh do vi khuẩn xâm nhập, người bệnh có thể được kê đơn dùng thuốc kháng sinh. Do vậy, người bệnh nên lưu ý những triệu chứng xuất hiện khi viêm phế quản do vi khuẩn gây nên để trình bày đúng với bác sĩ. Cụ thể như sau:
- Sốt cao, mệt mỏi, đừ người,
- Hơi thở hôi, lưỡi bẩn, môi khô.
- Tăng số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi. Để kiểm tra chính xác vấn đề này, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu.
- Ho có đờm, khạc đờm ra có màu xanh, vàng. Người bệnh cần nhìn kỹ màu sắc để chắc chắn bệnh trạng của mình, có nhiều trường hợp ho long đờm nhưng không phải do vi khuẩn gây nên.
- Phát bệnh liên tục trong vòng 10 ngày.
Nếu vẫn còn nhiều nghi ngờ về tác nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm thêm bằng các phương pháp chuyên môn khác.
Dùng kháng sinh trị viêm phế quản bội nhiễm
Viêm phế quản bội nhiễm xảy ra khi kéo dài bệnh do virus gây nên, khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và làm tổn thương đường hô hấp nặng. Lúc này trong cơ thể người bệnh vừa chứa virus vừa chứa vi khuẩn, nên bệnh tình đặc biệt nghiêm trọng. Đây là trường hợp người bệnh tuyệt đối phải dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bởi vì viêm phế quản do virus gây nên dùng kháng sinh sẽ tạo ra hiện tượng kháng thuốc, nhờn thuốc mà còn không mang lại hiệu quả chữa trị.
Bị viêm phế quản nên dùng loại thuốc kháng sinh nào?
Như đã nhắc đến ở phần trên, các loại thuốc kháng sinh được dùng như thế nào sẽ được các bác sĩ kê đơn chính xác. Tuy nhiên, dùng loại khác sinh nào, liều lượng bao nhiêu, dùng một hay hai loại kháng sinh,.. những điều này còn phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nặng nhẹ của người bệnh.
Sau đây là những liều thuốc kháng sinh chuyên dùng điều trị viêm phế quản:
- Nhóm thuốc Macrolid, Quinolon, Betalactam.
- Thuốc an thần Histamin.
- Thuốc Prednisolon có tác dụng trị ho kéo dài trong tình trạng từ 5-10 ngày.
- Thuốc Amoxicillin, Cephalexin, Erythromycin dùng trong trường hợp bị viêm phế quản bội nhiễm.
- Thuốc Theophylin, Salbutamol dùng trong trường hợp bị tắc nghẽn phế quản.
- Thuốc Paxeladine, Terpin codein dùng trong trường hợp ho có đờm liên tục.
- Thuốc Panadol, Efferalgan dùng để điều trị viêm phế quản có sốt cao trên 38 độ C.
Lưu ý khi dùng kháng sinh trị viêm phế quản
Thuốc kháng sinh tương đối khó dùng, đặc biệt nếu lạm dụng sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc, dẫn đến những đợt dùng sau thuốc sẽ không phát huy hết hiệu quả. Do đó, người bệnh cần thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh trong quá trình chữa trị viêm phế quản. Đặc biệt bệnh nhân cần ghi nhớ những hướng dẫn từ bác sĩ và các lưu ý dưới đây:
- Uống thuốc đúng đơn của bác sĩ, không tự ý mua ngoài để dùng.
- Tuyệt đối không được tự động ngừng thuốc, tăng liều, thay đổi thời gian uống thuốc để tránh tình trạng bị sốc thuốc và khiến bệnh tình trở nặng.
- Với đối tượng có tiền sử bệnh phổi hoặc đang nghiện thuốc lá, cần thông báo với bác sĩ ngay khi thăm khám. Dùng thuốc kháng sinh trong trường hợp này có nguy cơ gây ra hiện tượng nhiễm trùng thứ phát.
- Tốt nhất nên liệt kê ra các tiền sử bệnh và những loại thuốc đang dùng để bác sĩ kê đúng thuốc loại kháng sinh. Nhiều trường hợp xảy ra tương tác thuốc mang lại hậu quả không mong muốn.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu có những biểu hiện lạ như co thắt phế quản, trào ngược thực quản, trào ngược dạ dày,… người bệnh cần báo ngay với bác sĩ để kiểm tra kịp thời.
- Tránh kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh bị nhờn thuốc.
Bên cạnh việc dùng thuốc, người bệnh cần kết hợp với việc chăm sóc sức khỏe tại nhà để mang lại hiệu quả tốt nhất.
- Uống nhiều nước lọc, bổ sung nhiều dưỡng chất từ các thực phẩm như rau củ xanh, trái cây,…
- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, không khí ô nhiễm. Đặc biệt là lông động vật nuôi trong nhà như chó, mèo cũng có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Tăng sự thoáng đãng cho căn phòng bằng cách mở cửa sổ.
- Dùng nước muối sinh lý súc miệng và rửa mũi hằng ngày.
- Hạn chế làm việc nặng nhọc, kiệt sức, dành thời gian nghỉ ngơi nhiều.
Viêm phế quản không phải là một căn bệnh nguy hiểm và có thể chữa trị dứt điểm. Tuy nhiên người bệnh cần phải xác định đúng tác nhân gây bệnh và kê đúng phương thuốc. Đặc biệt cần phải thận trọng hơn khi dùng thuốc kháng sinh trị viêm phế quản. Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên đã cung cấp đủ thông tin để người bệnh có quá trình điều trị hiệu quả.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn