Hội chứng thận hư điều trị bao lâu là câu hỏi của tất cả những người quan tâm đến bệnh này. Đọc bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc đồng thời biết cách điều trị bệnh.

Hội chứng thận hư điều trị bao lâu?

Hội chứng thận hư điều trị bao lâu?

Hội chứng thận hư là bệnh mà chức năng thận đã suy giảm, các tiểu cầu thận không đảm bảo hiệu suất như bình thường, tiến triển mạn tính. Vì vậy, nếu không dùng tới các phương pháp thay thế, bệnh diễn biến từ từ và không điều trị khỏi hoàn toàn được.

Tuy nhiên, các biện pháp đưa ra sẽ nhằm mục đích làm chậm quá trình thận mất chức năng, kiểm soát được các triệu chứng, phòng tránh nguyên nhân gây bệnh, đề phòng biến chứng.

Phương pháp điều trị cụ thể hội chứng thận hư

Bệnh do tổn thương tại cầu thận, có thể tự phát bệnh hoặc do nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến như: tăng huyết áp, đái tháo đường, tai nạn, chấn thương,…Hội chứng đặc trưng bởi phù, protein niệu cao, protein máu giảm, rối loạn lipid máu.

Dựa theo nguyên nhân gây bệnh chia ra: Hội chứng thận hư nguyên phát và hội chứng thận hư thứ phát. Điều trị cũng theo từng thể bệnh.

Cạch điều trị hội chứng thận hư như thế nào?

Đối với thể thận hư nguyên phát: 

  • Giải quyết triệu chứng
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn uống:

Tăng protein trong khẩu phần ăn, đảm bảo lượng protein 1,5-2g/kg cân nặng.

Tăng calo đưa vào cơ thể. Đảm bảo đủ vitamin và chất khoáng, quan trọng nhất là canxi.

Hạn chế ăn muối và nước, ăn nhạt, nhất là khi phù nhiều. Lượng natri hàng ngày không vượt quá 3g (tức là ăn nhạt tuyệt đối do trong thức ăn vốn có sẵn lượng này). Nếu không có phù nhiều có thể cân nhắc ăn nhạt tương đối.

Khi lượng Albumin trong máu dưới 25g/l, bổ sung dung dịch làm tăng áp lực keo. Ví dụ: Truyền plasma, tốt nhất là truyền albumin. Nếu không có thể thay thế bằng dung dịch keo khác.

  • Dùng thuốc lợi tiểu: Khi đã bù lượng protein, bệnh nhân không bị đe dọa giảm thể tích tuần hoàn. Ưu tiên lựa chọn nhóm thuốc lợi tiểu kháng Aldosteron như: Spironolacton, Aldacton, Verospiron hoặc phối hợp với thuốc nhóm Furosemid.
  • Theo dõi các chỉ số về số lượng nước tiểu, albumin, điện giải đồ hàng ngày. Khi bệnh nhân bị thiểu niệu hoặc vô niệu, nên hạn chế đưa kali vào do có thể làm tăng kali máu.
  • Sửa chữa các tổn thương tại thận:

Phác đồ điều trị hội chứng thận hư chung cho các hư tổn mô bệnh học khác nhau

  • Corticoid (Prednisolon, methylprednisolon) trong đó methylprednisolone 4mg tương đương prednisolon 5mg.

Liều khởi đầu: 1-2mg/kg/24h duy trì 1-2 tháng. Uống liều duy nhất vào 8 giờ sáng mỗi ngày. Liều không vượt quá 80mg prednisolon/24 giờ.

Liều phụ trợ: Bằng ½ liều tấn công, tức là 0.5mg/kg/24 giờ. Thông thường liệu trình từ 4 tới 6 tháng.

Liều kéo dài: 5-10mg/24 giờ, cách ngày dùng một lần, liệu trình kéo dài từng năm.

Để ý các dấu hiệu biểu hiện biến chứng của bệnh.

  • Khi dùng corticoid thấy không có hiệu quả, thường chuyển sang thuốc giảm phản ứng miễn dịch:

Cyclophosphamide: 2-3mg/kg/24h, liều khởi đầu kéo dài 4 đến 8 tuần. Khi protein niệu âm tính thì duy trì 50mg/ngày cũng trong thời gian 4 đến 8 tuần. Cần theo dõi và duy trì số lượng bạch cầu không thấp hơn 4,5G/l.

Chlorambucil: 0,15-0,2mg/kg/ngày, kéo dài 4 đến 8 tuần, sau đó duy trì liều 0,1 mg/kg/24h.

Azathioprin: 2-3mg/kg/24h. Cần theo dõi số lượng bạch cầu và tiểu cầu.

Cyclosporine (Sandimmun Neoral): 4-6 mg/kg/24 giờ, ngày uống hai lần, trong thời gian 6-12 tháng hoặc hơn tùy trường hợp.

Mycophenolate mofetil (Cellcept): 1-2 g/ngày trong 6-12 tháng.

  • Chú ý điều trị nếu có biến chứng

Dựa theo phổ tác dụng của từng loại kháng sinh với vi khuẩn Gram âm, vi khuẩn kỵ khí để lựa chọn kháng sinh phù hợp. Nếu thấy các tác dụng phụ của corticoid nổi bật hơn tác dụng điều trị bệnh thì xem xét giảm liều từ từ hoặc không dùng corticoid. Có thể thay bằng các thuốc ức chế miễn dịch khác.

Điều trị dự phòng một số tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới dạ dày, theo dõi phát hiện tổn thương trên hệ xương khớp. Quan tâm tới các bệnh chuyển hóa hay gặp kèm theo hội chứng thận hư như: Tăng huyết áp, tăng lipid máu đơn thuần hay hỗn hợp, thuyên tắc mạch máu.

Với biến chứng suy thận giai đoạn cấp tính cần bù lượng điện giải đã mất, cân bằng các yếu tố ion trong cơ thể, duy trì lượng albumin ở mức tiêu chuẩn.

Đối với thận hư do thứ phát từ nguyên nhân khác:

Điều trị theo nguyên nhân gây bệnh. Nếu bệnh do hậu quả của tăng huyết áp thì dùng thuốc kiểm soát huyết áp, do bệnh lý đái tháo đường thì dùng thuốc chữa đái tháo đường,…

Theo dõi quá trình điều trị

Theo dõi đáp ứng theo huyết áp, nhiệt độ, phù, lượng nước tiểu 24 giờ, protein niệu 24 giờ. Theo dõi 1-2 lần/tuần, sau đó theo dõi sau mỗi 6 tháng.

Chú ý điện giải đồ, chức năng thận ure, creatinin. Đặc biệt khi dùng thuốc lợi tiểu, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể.

Nên cho bệnh nhân nhập viện khi: Phù nhiều, mức độ nặng; biến chứng nhiều; không tuân thủ điều trị.

Phòng ngừa bệnh

Bệnh có thể tiến triển xấu hơn nên biết cách phòng bệnh cũng quan trọng như điều trị bệnh. Cần quan tâm chế độ dinh dưỡng, các thông số nước tiểu, sinh hóa máu qua những xét nghiệm định kỳ. Tránh tự ý dùng thuốc và các sản phẩm không đáng tin cậy.

Như vậy, không có một câu trả lời cụ thể về thời gian cho câu hỏi hội chứng thận hư điều trị bao lâu? Tuy nhiên, biết cách điều trị đúng và nghiêm túc phòng bệnh sẽ giúp chúng ta đối phó hiệu quả với căn bệnh này.