Đau thượng vị uống thuốc gì là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Bởi với cuộc sống bận rộn kèm theo chế độ ăn uống không khoa học rất dễ khiến chúng ta mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
Bài viết xin chia sẻ một số thông tin về các loại thuốc có thể sử dụng khi mắc chứng đau thượng vị.
Mục lục:
Thuốc diệt vi khuẩn Hp
H.pylori là một loại vi khuẩn có khả năng tấn công dạ dày và đường tiêu hóa của chúng ta. Hiện tượng nhiễm trùng là phổ biến nhất và có đến ⅔ dân số thế giới gặp các vấn đề với vi khuẩn Hp. Chúng từ từ gây hại niêm mạc dạ dày, hình thành chứng khó tiêu, đau thượng vị dạ dày, loét dạ dày hay tệ hơn là bệnh ung thư dạ dày.
Để tiêu diệt vi khuẩn Hp các bác sĩ thường sử dụng một số loại kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton (PPI). Thuốc kháng sinh giúp diệt H.pylori trong khi PPI giảm acid dạ dày, giúp vết loét mau lành.
Dưới đây là các loại thuốc hay dùng điều trị nhiễm khuẩn Hp:
- Pylera: Là một sự kết hợp của bismuth subcitrate kali, metronidazole và tetracycline. Trong đó khoáng chất bismuth can thiệp vào chức năng màng tế bào vi khuẩn, hai kháng sinh còn lại tấn công H.pylori. Pylera thường kê đơn cùng omeprazole (prilosec).
- Amoxicillin, clarithromycin, lansoprazole: Amoxicillin là một loại kháng sinh penicillin, còn clarithromycin là loại kháng sinh macrolide, chúng đều có tác dụng chống lại vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Lansoprazole thì làm giảm lượng axit trong dạ dày. Ba loại trên kết hợp dùng cho nhiễm khuẩn Hp và loét dạ dày.
- Metronidazole: Là kháng sinh chuyên dùng tiêu diệt vi khuẩn ở âm đạo, dạ dày, ruột, gan, da, đường hô hấp.
- Omeprazole: Là chất ức chế bơm proton làm giảm tiết acid dạ dày. Nó thường dùng điều trị chứng trào ngược dạ dày và các tình trạng khác do dư acid. Omeprazole cũng được kê đơn để chữa viêm thực quản ăn mòn. Thuốc sử dụng chung với kháng sinh diệt trừ H.pylori.
- Nexium: Một PPI làm giảm acid bao tử, sử dụng để hạn chế trào ngược dạ dày thực quản GERD, tổn thương thực quản do acid. Nexium cũng dùng điều trị nhiễm trùng gây loét dạ dày do vi khuẩn Hp hay dùng kèm với thuốc chống viêm không steroid ( NSAIDs). Thuốc không để trị chứng ợ nóng tức thì.
Thuốc kháng acid và thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày
Các loại thuốc kể trên đều giúp trung hòa axit dạ dày. Chúng sử dụng phổ biến cho người mắc rối loạn trào ngược acid, ợ nóng, đau thượng vị. Hai ức chế hiệu quả nhất là:
Thuốc kháng sinh histamin H2: Histamin là một trong những chất điều hòa chính của bài tiết acid và thành phần thụ thể tế bào của nó là loại H2. Thuốc kháng sinh này khá hữu hiệu trong việc ức chế sản sinh acid bao tử.
Những loại histamin H2 hay dùng trong điều trị bệnh về dạ dày là:
- Famotidine ( pepcid AC): Thường dùng nhất cho chứng loét dạ dày, ruột, viêm thực quản ăn mòn, trào ngược, đau thượng vị. Thuốc làm giảm lượng acid dạ dày tiết ra. Famotidine sử dụng bằng cách uống nhưng đôi khi cũng có thể tiêm qua ven tĩnh mạch.
- Cimetidine ( tagamet HB): Thuốc sử dụng cho chứng ợ nóng, khó tiêu do việc có quá nhiều acid trong dạ dày. Thuốc có thể dùng ngoài không cần theo đơn của bác sĩ.
- Ranitidine ( Zantac 75): Ranitidine dùng trong chứng loét dạ dày, loét đường ruột và ngăn chúng tái phát. Thuốc điều trị ho không dứt, khó nuốt, trào ngược dạ dày thực quản GERD, hội chứng Zollinger- Ellison.
Chất ức chế bơm proton: Sự tiết acid hoàn toàn phụ thuộc vào bơm H+/K+ ATPase hoặc bơm proton nằm trong lớp màng của tế bào thành phần tạo nên dạ dày. Để ngăn sự tiết dịch acid ồ ạt, người ta sử dụng các loại thuốc không cạnh tranh hay làm giảm hoạt động của enzym ATPase. Omeprazole, lansoprazole, esomeprazole, rabeprazole, pantoprazole đều là chất ức chế bơm proton bằng cách liên kết cộng hóa trị hai axit amin của ATPase, khiến chúng không thể đảo ngược.
Bài thuốc từ cây bồ hoàng
Ngoài các sản phẩm thuốc tây theo chỉ định hay kê theo đơn từ bác sĩ, có rất nhiều bài thuốc sử dụng nguyên liệu thiên nhiên rất hiệu quả cho người bị đau thượng vị. Một trong số đó chính là cây bồ hoàng, hay còn gọi dân dã là cây cỏ nến.
Theo đông y, bồ hoàng vị ngọt, tính bình, bồi bổ các bộ phận nội như tỳ, can, tâm. Cây thuốc có phần phấn hoa là dùng hữu hiệu nhất, rất tốt để bổ huyết, cầm huyết, tiêu sưng, trị rong kinh, trị đau vùng thượng vị do căng thẳng trí lực. Hai bài thuốc sử dụng bồ hoàng chữa chứng đau thượng vị:
- Công thức số một: bồ hoàng 50g, chi tử 20g, trạch tá 20g xay nhỏ trộn lẫn đem sắc uống trong ngày, uống từ 2-3 lần.
- Công thức số hai: đây là công thức theo TS. Trần Xuân Nguyên, dùng 48g hoa cỏ nến phơi khô, 48g ngũ linh chi. Đem dược liệu phơi khô, nghiền bột mịn, dùng uống với nước ngày 3 lần, lượng mỗi lần 15g.
“Đau thượng vị uống thuốc gì?” không phải là câu hỏi quá nan giải nhưng cần có sự quan tâm và tìm hiểu kỹ lưỡng. Mỗi một loại thuốc phải được sử dụng phù hợp với các triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Đau thượng vị buồn nôn có nguy hiểm không
Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp một phần nào đó những hiểu biết có ích cho các bạn. Hãy luôn luôn lắng nghe cơ thể chúng ta, bởi lẽ sức khỏe là tài sản vô giá của mỗi người.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn