“Bệnh suy thận sống được bao lâu” là câu hỏi đã được đặt ra của rất nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian sống của bệnh nhân bị suy thận dựa vào giai đoạn của bệnh, khả năng điều trị, chế độ sinh hoạt cũng như là sức khỏe…
Mục lục:
Người bị bệnh suy thận sống được bao lâu?
Đối với những người bị mắc bệnh suy thận chủ yếu là suy thận mạn tính, thời gian sống của họ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.
Bệnh suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn nặng dần, trong đó suy thận giai đoạn 5 là trầm trọng nhất.
Giai đoạn đầu – cấp độ 1 và 2
Đây là 2 cấp độ đầu của bệnh suy thận, thường thường có biểu hiện nhẹ và không được rõ ràng. Mức lọc cầu thận là từ 60 – 90ml/phút.
Các giai đoạn đầu này hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu như bệnh được phát hiện sớm, có phương pháp điều trị thì việc kiểm soát bệnh là hoàn toàn có thể, thậm chí tỷ lệ khỏi hoàn toàn có thể lên đến 90%.
Suy thận giai đoạn 3
Khi người bệnh bị suy thận cấp độ 3 thì việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân sẽ có các biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, các bệnh về xương… Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng suy thận sẽ tiến triển nặng hơn.
Trong khoảng thời gian sống của người bệnh, nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và có thái độ, tinh thần lạc quan thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn và dần dần có thể sống trở lại bình thường.
Suy thận giai đoạn 4
Đây là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận, là tình trạng khá nguy hiểm. Lúc này, các cầu thận hoạt động yếu đi và dần dần mất đi chức năng.
Thận không còn khả năng cân bằng lượng nước, lọc máu hay loại bỏ các chất thải, chất cặn bã độc tố ra bên ngoài được nữa. Ở giai đoạn này, mức lọc cầu thận chỉ còn 15 – 29ml/phút.
Đến giai đoạn này, người bệnh đã bắt đầu phải tiến hành chạy thận nhân tạo, lọc máu. Nếu có đủ điều kiện sức khỏe và có đủ điều kiện kinh tế để chạy thận thì người bệnh vẫn có thể sống bình thường, thời gian sống kéo dài hơn chục năm khi điều trị tốt.
Suy thận giai đoạn 5
Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận, khi này chức năng của thận hoàn toàn không hoạt động được và bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành lọc máu thận hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu trong viện từ 2 – 4 lần/tuần, đây là phương pháp khá tốn kém. Nếu bệnh nhân được tiến hành ghép thận, khả năng sống sót sẽ cao hơn. Trung bình, sau khi ghép thận bệnh nhân có thể sống thêm được từ 15 – 20 năm.
Người bị suy thận cần lưu ý những gì?
Đối với những người bệnh bị suy thận, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, nếu phát hiện suy thận ở những giai đoạn đầu thì người bệnh có thể điều trị khỏi bằng cách sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.
Sử dụng thuốc
- Người bệnh bị suy thận nhẹ cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh của từng người mà sẽ có cách điều trị riêng.
- Bệnh nhân thường bị tăng huyết áp do thận. Do đó, sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp giúp hạ đường huyết, điều trị tiểu đường và tăng chức năng cho thận.
- Kiểm soát được lượng Cholesterol để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, giảm tắc nghẽn mạch máu.
- Người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh bởi có những nhóm kháng sinh có thể gây độc trực tiếp cho thận như: Nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon, nhóm vancomycin, nhóm cyclin…
Chế độ ăn uống
- Người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kìm hãm bệnh tiến triển.
- Ăn nhiều các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh, uống nước thường xuyên.
- Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể ở mức 2 – 4g/ngày. Cung cấp đủ năng lượng: 30 – 50 Kcal/kg/ngày.
- Hạn chế tối đa Kali < 40 Meq/ ngày, Protein < 0,6 g/kg/ngày, Lipid từ 2 – 2,5 g/kg/ngày…
- Bổ sung thêm vitamin, các khoáng chất; hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm tinh chế, không được hút thuốc lá.
Chế độ sinh hoạt
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tập luyện thể dục thể thao và duy trì hàng ngày.
- Người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn và có thái độ lạc quan.
Còn người bệnh bị suy thận ở giai đoạn cuối thì cách duy nhất để có thể duy trì sự sống đó là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
- Chạy thận nhân tạo: Bệnh nhân phải đến bệnh viện 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần chạy thận kéo dài đến 6 tiếng đồng hồ. Trong thời gian chạy thận bệnh nhân hạn chế nước, Kali đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, đây là biện pháp rất tốn kém.
- Ghép thận: Đây là phương pháp điều trị tốt nhất đối với người bị suy thận giai đoạn cuối. Sau khi ghép thận, người bệnh có thể sống như 1 người bình thường. Nhưng để ghép thận thì cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra được thận phù hợp với người cần được ghép.
Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bệnh suy thận sống được bao lâu” và cách điều trị bệnh hợp lý nhất. Suy thận là một bệnh rất là nguy hiểm và cách điều trị bệnh hết sức là khó khăn. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về suy thận.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn