Bệnh suy thận kiêng ăn gì để làm chậm tiến triển của bệnh mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Đây là điều mà rất nhiều người bệnh quan tâm bởi chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn cũng quan tâm đến vấn đề này, đừng bỏ lỡ bài viết sau đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp.
Mục lục:
Bệnh suy thận kiêng ăn gì?
Theo các chuyên gia, để điều trị suy thận hiệu quả, ngoài việc tuân thủ sử dụng thuốc, người bệnh cần có chế độ ăn hợp lý. Thận đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa điện giải, thể tích tuần hoàn, loại thải các chất độc. Bởi thận bị suy giảm chức năng dẫn đến giảm khả năng lọc máu để loại chất độc như ure, creatinin, kali, photpho,…
Các chất này gây ra hàng loạt các bệnh lý nghiêm trọng: thiếu máu, tăng huyết áp, loạn nhịp tim,… Khi nồng độ các chất này tăng lên, người bệnh buộc phải chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống, gây tốn kém chi phí rất nhiều.
Vì vậy để điều trị và ngăn ngừa biến chứng của suy thận, giảm tần suất của việc chạy thận nhân tạo, người bệnh cần lên kế hoạch cho chế độ ăn đặc biệt. Dưới đây là những thực phẩm mà người bị suy thận không nên ăn:
Hạn chế ăn mặn
Bạn vẫn thường hay nghe câu: “Ăn mặn hại thận”. Khi bị suy thận đồng nghĩa với việc thận giảm khả năng bài tiết và đào thải nước tiểu. Ăn mặn sẽ gây giữ nước dẫn đến phù, tăng huyết áp.
Vì thế khi bị suy thận bạn nên ăn nhạt, hạn chế lượng muối khi nấu ăn so với bình thường, chỉ nên ăn dưới 1,5 g muối/ ngày. Một số loại thực phẩm mặn bạn nên hạn chế ăn như: mì tôm, trứng muối, thức ăn đóng hộp,…
Không nên ăn nhiều protein
Nếu ăn quá nhiều protein mà cơ thể không sử dụng hết sẽ đi vào thoái hóa tạo ure, creatinin. Khi nồng độ các chất này tăng cao có thể gây hội chứng ure máu cao: buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, nguy hiểm cho người bệnh.
Lượng protein cần cung cấp mỗi ngày tùy vào từng giai đoạn bệnh, ví dụ giai đoạn 3 – 4 cần 0,7-0,9 g/kg/ngày. Một số thực phẩm chứa hàm lượng đạm rất cao như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, sữa giàu đạm,… bạn cũng nên hạn chế ăn.
Tránh ăn những thức ăn chứa nhiều kali
Bình thường, kali được thận bài tiết qua nước tiểu và duy trì hằng định trong máu từ 3,5 – 4,5 mmol/l. Khi bị suy thận, khả năng đào thải kali rất kém làm nồng độ tăng cao, gây liệt cơ, loạn nhịp tim có thể gây tử vong.
Vì thế, những thực phẩm có hàm lượng kali cao như chuối, cam, quýt, dưa hấu, cà chua, củ cải,… chính là lời giải đáp chính xác nhất cho vấn đề người bệnh suy thận kiêng ăn gì để giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng nhất.
Không nên ăn thực phẩm chứa nhiều photpho
Ở người suy thận nhất là giai đoạn muộn gần như không còn khả năng đào thải photpho. Khi nồng độ photpho tăng cao sẽ huy động canxi từ xương vào máu để cân bằng. Hậu quả là giảm canxi trong xương gây loãng xương, vôi hóa mạch máu, lắng đọng ở da gây ngứa.
Những loại thức ăn chứa nhiều photpho là: sữa, pho – mát, lòng đỏ trứng, sô – cô – la, hoa quả khô, nước có ga, bia,…
Hạn chế ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
Những thực phẩm này chứa nhiều axit béo bão hòa, triglycerid, cholesterol, không tốt cho bệnh nhân suy thận nhất là người kèm rối loạn mỡ máu. Có thể kể đến một số loại thức ăn như đồ chiên xào, nướng, đồ ăn chế biến sẵn. Đồng thời bạn cần bỏ rượu bia, thuốc lá vì gây tác động xấu đến tiến triển bệnh.
Không nên ăn những thực phẩm giàu vitamin C
Khi vào trong cơ thể vitamin C chuyển hóa thành oxalate, chất này tăng lên, đào thải qua nước tiểu nhiều có thể gây sỏi thận. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn một số loại quả chua như chanh, khế, cam, xoài, bưởi,…
Kiểm soát lượng nước uống hàng ngày
Bạn cần để tránh tình trạng quá tải dịch gây phù, khó thở do tràn dịch màng phổi và tăng huyết áp. Với người suy thận giai đoạn cuối, khả năng đào thải nước tiểu rất kém, gần như bằng không. Lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày cần được tính toán, thông thường bằng lượng nước tiểu cộng thêm 500 ml.
Những thực phẩm tốt cho người bị suy thận
- Thực phẩm giàu tinh bột, đảm bảo nguồn năng lượng hàng ngày như gạo trắng, miến, mì, khoai, ngô,…
- Bổ sung protein từ nguồn có giá trị sinh học cao như lòng trắng trứng, sữa chứa ít đạm, cá, thịt trắng, các loại đậu, ngũ cốc,…
- Nên bổ sung các chất béo chưa bão hòa và omega – 3, DHA, EPA có trong cá trích, cá bơn, cá ngừ, dầu oliu, dầu hạt cải, dầu vừng,…
- Các loại rau xanh giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, chất xơ: cải bắp, rau muống, rau bina, bông cải xanh,…
- Các loại trái cây tốt cho bệnh suy thận như táo, việt quất, dâu tây,… giúp bổ sung các chất chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm nhiễm đường tiết niệu.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Bệnh suy thận kiêng ăn gì?”. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ nắm được những thông tin bổ ích để xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học nhằm đẩy lùi nhanh căn bệnh này.
Y Sĩ Phạm Thị Ngọc Ngân tốt nghiệp loại giỏi trường Trung Cấp Y Tế Bắc Giang năm 2013 là một người am hiểu về các bệnh dạ dày, thận hiện tại đang là tác giả, chịu trách nhiệm nội dung các bài viết liên quan tới bệnh dạ dày và thận trên trang cuusaola.vn